Mắc bệnh trĩ trước và sau sinh phải làm sao?

Theo các chuyên gia khuyến cáo, dù mắc bệnh trĩ nặng hay nhẹ, trong khi mang thai hay sau sinh, các mẹ bầu cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp, tránh để lâu gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Bị bệnh trĩ trước và sau sinh phải làm sao là câu hỏi được nhiều các bà mẹ thắc mắc muốn biết. Bởi vì, tỉ lệ người mắc bệnh trĩ khi mang thai và sau sinh đang có xu hướng tăng lên. Việc hiểu rõ nên làm gì khi mắc bệnh trĩ trong quá trình mang thai và sau sinh sẽ giúp hạn chế xảy ra những biến chứng nguy hiểm cho các mẹ bầu.

Bị trĩ khi mang thai phải làm sao?

Phụ nữ khi mang thai thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Lúc này các mẹ bầu có rất nhiều thay đổi về sinh lý, những thói quen xấu trong sinh hoạt khiến cho cơ thể dễ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

Bị trĩ khi mang thai các mẹ bầu thường có những triệu chứng cơ bản như: Chảy máu, sa búi trĩ, đau đớn, ngứa rát hậu môn. Các triệu chứng bệnh trĩ này tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng là nỗi ám ảnh của các mẹ bầu. Việc điều trị bệnh trĩ cho bà bầu thường gặp nhiều khó khăn, bởi vì bên cạnh đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ còn phải tính đến sự an toàn cho thai nhi trong bụng mẹ.

Bị trĩ khi mang thai
Bị trĩ khi mang thai cần phải thăm khám bệnh sớm

Vì vậy, để chữa trĩ khi mang thai đảm bảo hiệu quả và an toàn cho cả mẹ và bé, ngay từ khi có những dấu hiệu bệnh trĩ thì các mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và được các bác sĩ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt. Đặc biệt mẹ bầu nên tham khảo ngay cách chăm sóc mẹ bầu bị bệnh trĩ hiệu quả để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh khỏi nhất.

Ngoài việc xử lý bị bệnh trĩ khi mang thai, cũng có khá nhiều chị em cũng thắc mắc rằng: Bị trĩ khi mang thai có sinh thường được không? Chúng tôi xin trả lời: Theo các chuyên gia, phụ nữ khi mang thai nếu không có chỉ định sinh mổ của bác sĩ, thì vẫn có thể sinh thường một cách an toàn. Vì bệnh trĩ ở mức độ nhẹ thường không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ của các mẹ bầu. Tuy nhiên, trong quá trình sinh thường chắc chắn sẽ khiến bệnh trĩ nặng hơn. Vì vậy, sau sinh bạn cần có phương pháp xử lý ngay, tránh để lâu bệnh nặng gây ra nhiều phiền toái và nguy hiểm.

Bị trĩ sau sinh phải làm sao?

Không chỉ trong quá trình mang thai dễ mắc bệnh trĩ, mà sau sinh các mẹ cũng có khả năng cao mắc căn bệnh nguy hiểm này. Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ sau sinh là do: Trong quá trình mang thai thai nhi lớn dần nên gây áp lực cho vùng bụng, tầng sinh môn và đáy chậu nên khiến chúng bị chèn ép. Đồng thời, trong quá trình sinh con tử cung giãn nở, việc rặn đẻ cũng tạo áp lực lên khoang bụng và hình thành nên búi trĩ.

Sau khi sinh bị bệnh trĩ nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe và quá trình chăm sóc trẻ. Vì vậy, nếu thấy xuất hiện những triệu chứng bệnh trĩ sau khi sinh thì bạn cần đến bệnh viện chuyên khoa thăm khám ngay. Trường hợp bệnh nặng thì bác sẽ chỉ định phẫu thuật điều trị bệnh, còn nếu những trường hợp bệnh nhẹ các mẹ nên thực hiện các cách chữa bệnh sau để giúp bệnh nhanh khỏi, cụ thể như:

Bị trĩ sau sinh
Phẫu thuật điều trị bệnh trĩ sau sinh

# Thay đổi chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Đối với người mắc bệnh trĩ nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, bổ sung nhiều chất vitamin, thực phẩm nhuận tràng, uống nhiều nước sẽ giúp chống táo bón và tránh bệnh nặng hơn. Đồng thời, nên hạn chế sử dụng đồ ăn mặn, cay nóng, nhiều dầu mỡ.

# Thay đổi chế độ sinh hoạt: Các mẹ nên sắp xếp công việc nhà và công việc chăm con hợp lý để có thời gian vận động, tập thể dục. Tốt nhất bạn nên đi lại nhiều, không nên nằm một chỗ quá lâu, tập các bài thể dục nhẹ nhàng tại nhà để giúp lưu thông máu, giảm béo từ đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả.

# Thực hiện tư thế cho con bú đúng cách: Khi cho con bú các mẹ không nên ngồi xổm, vì điều này sẽ tạo áp lực khiến các búi trĩ dễ bị sa ra ngoài khiến bệnh nặng hơn. Vì vậy, để hạn chế sự phát triển của bệnh, các mẹ nên thay đổi tư thế cho con bú, tốt nhất nên nằm nghiêng khi cho trẻ bú.

# Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Để điều trị bệnh trĩ hiệu quả, các mẹ nên lưu ý đến khâu vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Tốt nhất nên rửa sạch hậu môn sau khi đi đại tiện, ngoài ra bạn cũng nên tạo cho mình một thói quen đi đại tiện đúng giờ, tránh nhịn đại tiện quá lâu.

# Áp dụng mẹo dân gian: Các mẹo dân gian đơn giản như sử dụng nước ấm ngâm hậu môn, dùng đá lạnh để chườm hậu môn giúp các triệu chứng dễ chịu hơn là những cách đơn giản nhiều người hay áp dụng. Ngoài ra, các nguyên liệu từ thiên như hoa thiên lý, hoa mào gà, rau diếp cá cũng được các mẹ sử dụng chữa bệnh trĩ tại nhà. Tuy nhiên, khi áp dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh nhiễm trùng gây nguy hiểm.

Phụ nữ khi mang thai và sau sinh rất dễ mắc phải bệnh trĩ, bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống, chất lượng công việc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, ngay khi thấy những dấu hiệu bệnh trĩ, các mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám ngay. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Có nhiều người đang thắc mắc: Nên điều trị bệnh trĩ trong hay sau khi sinh?

Đánh giá bài viết
Ẩn

Bình luận

Mắc bệnh trĩ trước và sau sinh phải làm sao?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.