Tìm hiểu về kỹ thuật chích xơ hóa búi trĩ điều trị bệnh trĩ

Hỏi: Xin chào các chuyên gia, tôi có đứa cháu năm nay cũng 24 tuổi rồi, nó bị bệnh trĩ nhưng vì là đang thanh niên do đó rất ngại đi khám và chia sẻ tình trạng bệnh của mình. Gần đây nó có nói với tôi là đang đang định đi điều trị bằng phương pháp chích xơ hóa búi trĩ nhưng lại không có một chút hiểu biết nào về phương pháp này. Cháu tôi đang lo không biết dùng cách này điều trị bệnh trĩ có an toàn và hiệu quả hay không.Vậy mong bác sĩ hãy giúp tôi cung cấp cho nó một số thông tin về chích xơ hóa búi trĩ để nó có thể yên tâm trong quá trình điều trị ạ. Xin cảm ơn.

(Trương Nguyệt, Long An)

chích xơ hóa búi trĩ
Kỹ thuật chích xơ hóa búi trĩ được sử dụng khá phổ biến hiện nay

Đáp: Chào chị Nguyệt, xin cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho trang bacsibenhtri.com. Vớ một thanh niên mà bị bệnh trĩ thì đúng là cả một vấn đề lớn. Vì bệnh nằm ở vùng kín nên việc thăm khám và điều trị sẽ khó khăn hơn thông thường. Bệnh trĩ có khá nhiều cách để điều trị trong đó có phương pháp chích xơ hóa búi trĩ mà cháu chị đang có ý định dùng nó để điều trị bệnh trĩ. Đây là một trong những phương pháp đơn giản được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân bị bệnh trĩ, phương pháp có đạt hiệu quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện. Vậy dùng phương pháp này có thực sự hiệu quả và an toàn hay không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

1. Kỹ thuật chích xơ hóa búi trĩ điều trị bệnh trĩ

♦ Chích xơ hóa búi trĩ là gì?

Chích xơ hóa búi trĩ hay còn gọi là tiêm xơ búi trĩ, là kỹ thuật được sử dụng để điều trị bệnh trĩ, được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1916 bởi bác sĩ Terrell. Kỹ thuật này được Terrell áp dụng đối với 128 bệnh nhân trong vòng 3 năm.

Với chích xơ hóa búi trĩ, các bác sĩ sẽ sử dụng một lượng vừa đủ thuốc chính là các chất hóa học để tiêm vào búi trĩ, tạo xơ ngăn không cho máu lưu thông đến vị trí này để nuôi búi trĩ làm cho búi trĩ ngày càng teo đi, bệnh cũng từ đó mà dần dần lành lại.

Kỹ thuật chích xơ hóa búi trĩ
Kỹ thuật chích xơ hóa búi trĩ

♦ Đối tượng có thể sử dụng phương pháp chích xơ hóa búi trĩ

Kỹ thuật này được cho là phù hợp khi áp dụng để điều trị cho bệnh nhân bị trĩ ở cấp độ II và cấp độ III xuất huyết. Đồng thời, những trường hợp sau không được sử dụng phương pháp này để điều trị:

  • Các đối tượng bị mắc các bệnh liên quan đến hệ thống đường máu như bệnh máu khó đông, tiểu đường… sẽ không được áp dụng kỹ thuật này để chữa bệnh trĩ.
  • Những người đang mang thai khi sử dụng kỹ thuật này có thể dẫn đến sảy thai.
  • Người bị viêm đại – trực tràng.
  • Những trường hợp bị trĩ nội sa ngoài trong một thời gian dài làm niêm mạc bị xơ hóa cũng được chỉ định là không nên sử dụng kỹ thuật này. Bởi vì khi tiêm thuốc sẽ làm cho vùng da bao bọc búi trĩ bị sưng lên, làm cho cơ hoành hậu môn co giật, gây phù nề tắc động mạch, đau rát.

♦ Quy trình thực hiện chích xơ hóa búi trĩ điều trị bệnh trĩ

+ Chuẩn bị dụng cụ

  • Ống kim tiêm sử dụng một lần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.

Trước đây ống kim tiêm Gabriel được người ta sử dụng rất rộng rãi bởi nó giúp các bác sĩ thao tác thuận tiện hơn. Vì dùng kim tiêm này chỉ cần chích sâu 1 – 2 cm nên tránh được biến chứng khi chích quá sâu vào thành của ruột già. Tuy nhiên, thời gian sau do nguy cơ lây lan các bệnh qua đường máu như viêm gan siêu vi B, HIV ngày càng cao do đó người ta chuyển sang sử dụng kim tiêm 1 lần.

  • Chuẩn bị 5ml thuốc.

+ Chuẩn bị bệnh nhân

Bên cạnh việc chuẩn bị các dụng cụ để tiến hành chích xơ búi trĩ thì khâu chuẩn bị tốt mọi vấn đề cho bệnh cũng rất quan trọng, cần thực hiện như sau:

  • Tùy theo từng trường hợp mà các bác sĩ chỉ định có nên đặt toa dược làm nhuận trường trước khi tiêm thuốc hay không.
  • Theo Keighley, trước khi thực hiện chích xơ búi trĩ, bệnh nhân nên đại tiện để làm sạch bớt các chất cặn bã có trong hậu môn trực tràng. Vì khi lượng phân ít trong hậu môn-trực tràng không gây ảnh hưởng cho việc chích trĩ, nhưng lượng phân quá nhiều thì khó có thể thực hiện tiêm thuốc.
  • Người bệnh có thể nằm nghiêng về bên trái hoặc chổng mông. Ở một số trường hợp người bệnh sẽ được các bác sĩ cho nằm trên một cái giường đặc biệt trong quá trình thực hiện việc chích trĩ.

Xem thêm: Tiêm xơ búi trĩ có đau không? Có biến chứng không?

+ Các bước tiến hành 

Chuẩn bị chích xơ hóa búi trĩ điều trị bệnh trĩ
Chuẩn bị chích xơ hóa búi trĩ điều trị bệnh trĩ

Sau khi đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết, các bác sĩ sẽ tiến hành chích thuốc theo các bước sau:

  • Các bác sĩ sẽ đặt ống soi cứng vào hậu môn, sau đó rút nòng ra. Lúc này niêm mạc ruột sẽ che phủ ống soi và chúng nằm ở phần trên kênh hậu môn. Niêm mạc tại đây sẽ giống  với niêm mạc đại tràng bình thường trong cơ thể.
  • Phần cuống trĩ mà các bác sĩ sẽ tác động vào để điều trị được xác định như sau: Khi rút ống soi ra, một phần niêm mạc đang màu hồng sẽ biến thành màu tím thẫm. Cái phần chuyển sang màu tím thẫm này chính là cuống trĩ. Các bác sĩ cần phải quan sát rõ đường lược để chắc chắn chích đúng vào cuống búi trĩ nội.
  • Sau khi đã xác định đúng cuống của búi trĩ, một tay của bác sĩ cầm ống chích có sẵn thuốc, tay còn lại cầm ống nội soi sao cho thấy rõ cuống trĩ và chích kim theo hướng nằm nghiêng vào sâu 1cm. Bác sĩ sẽ vừa bơm một lượng nhỏ thuốc vừa quan sát tình trạng bệnh nhân.

Nếu như đã chích đúng vị trí và đúng cách  thì bệnh nhân hoàn toàn không cảm thấy đau. Vị trí chích thuốc chính xác là dưới niêm mạc và bờ trên của búi trĩ. Khi tiêm mà cảm thấy nặng hoặc xuất hiện niêm trắng cho thấy mũi tiêm quá nông có thể gây viêm loét và chảy máu và buộc bác sĩ phải tiêm lại lần nữa. Trong trường hợp chích thuốc đi thẳng vào tĩnh mạch của bũi trĩ sẽ khiến người bệnh đau nhói vùng bụng, ngực và miệng cảm thấy có vị lạ. Tuy nhiên trường hợp này thường ít khi xảy ra.

  • Sau khi rút kim tiêm, nếu thấy chảy máu thì dùng một cục gạc hoặc gòn ép vài phút. Cần thắt dây thun ngay nơi bị chảy máu nếu dùng bông gạc không có tác dụng.

4. Biến chứng của chích xơ hóa búi trĩ

Cũng giống như các phương pháp điều trị bệnh khác, chích xơ hóa búi trĩ cũng có thể gây ra các biến chứng, tùy vào từng trường hợp mà mức độ của những biến chứng này cũng khác nhau.

Trường hợp bác sĩ chích quá nhiều thuốc sẽ gây ra tình trạng niêm mạc bị loét gây xuất huyết nhiều. Khi đó có thể sẽ phải khâu chỗ chảy để cầm máu.

Bên cạnh đó, khi bị chích quá sâu và thuốc đổ ra ngoài trực tràng gây đau nhức, sốt, tiểu tiện ra máu và viêm tiền liệt tuyến. Tình huống này các bác sĩ phải dùng kháng sinh chích tĩnh mạch.

Vì vậy sau khi chích xơ hóa búi trĩ có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn nhưng biến chứng trầm trọng thì rất hiếm khi thấy. Các biến chứng thường gặp như:

+ Cơ thể người bệnh nhợt nhạt

Vấn đề này thường xảy ra, bởi qua một quá trình nhiều công đoạn cùng với việc thuốc phát huy tác dụng sẽ không tránh khỏi mệt mỏi, đuối sức.

+ Chảy máu

Như đã đề cập đến ở trên, khi tiêm thẳng vào cuống trĩ hoặc tiêm quá nông có thể dẫn đến tình trạng chảy máu. Để giải quyết vấn đề này, chỉ cần chích thêm thuốc vùng dưới niêm mạc chung quanh điểm chảy máu hoặc dùng một gạc nhỏ tẩm Adrenaline nồng độ 1/1000 đè chặt vào chỗ chảy máu trong vài phút. Nếu như máu vẫn không ngừng chảy, có thể dùng các thắt dây thun vùng bị chảy máu.

+ Trĩ sa

Biến chứng này thường thấy nhất là khi chích xơ búi trĩ độ III. Tình trạng sưng phù và sa ra kích thích khiến người bệnh muốn đi cầu liên tục. Đi cầu phải rặn nhiều khiến trĩ sa thêm, nếu không được đẩy lên sẽ gây chảy máu và thuyên tắc.

Để điều trị trĩ sa, chỉ cần đẩy trĩ lên được và cho người bệnh nằm nghỉ trên giường từ 2 – 3 ngày cho đến khi búi trĩ bớt sưng phù là được.

Chích xơ hóa búi trĩ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Chích xơ hóa búi trĩ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

+ Nhiễm trùng ổ loét do chích xơ

Nhiễm trùng ổ loét do chích xơ có thể xảy ra khi bác sĩ tiêm thuốc quá nhiều. Viêm loét xảy ra sau khi chích xơ khoảng một tuần lễ. Với đặc điểm là loét giới hạn rõ, bờ cứng nên thường bị nhầm lẫn với tổn thương ung thư. Do sau khoảng 1 tuần mới biết được có bị loét hay không, do đó, bạn cần phải theo dõi thường xuyên tình trạng bệnh của mình để kịp thời điều trị.

Khi bị loét, máu thường chảy không đáng kể nhưng có khi nó chảy rất nhiều dẫn đến việc người bệnh phải đi truyền máu. Ổ loét sẽ lành sẹo trong tầm 3 – 6 tuần, trong thời gian này không nên chích xơ tiếp mà chỉ nghỉ ngơi cho lành bệnh.

Ngoài những biến chứng có nguy cơ xảy ra cao thì việc chích xơ búi trĩ còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như áp xe dưới niêm mạc tại vị trí chích xơ nhưng vấn đề này thường tự khỏi mà không cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Bên cạnh đó chứng áp xe tiền liệt tuyến và tiểu ra máu có thể xay ra do bị tiêm quá sâu.

Lời kết:

Từ những vấn đề trên chứng tỏ rằng, kỹ thuật chích xơ hóa búi trĩ phụ thuộc rất nhiều và tay nghề của bác sĩ, nếu như bác sĩ có tay nghề giỏi, nhạy bén thì sẽ hạn chế được những đau đớn cũng như các biến chứng cho bệnh nhân. Vì vậy khi có ý định điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp này, người bệnh nên tìm cho mình một cơ sở y tế uy tín để thực hiện, giảm thiểu đến mức thấp nhất các tình huống không mong muốn có thể xảy ra.

Trên đây là những thông tin về kỹ thuật chích xơ hóa búi trĩ điều trị mà chúng tôi cung cấp đến cho cháu của chị. Tuy bị trĩ là căn bệnh khá khó nói, nhưng việc không đi thăm khám để điều trị sẽ có nguy cơ làm bệnh nặng lên và gây ra các biến chứng khó lường. Do vậy, mong chị hãy khuyên cháu đi điều trị càng sớm càng tốt. Chúc chị và gia đình luôn khỏe.

Bài viết tham khảo

Đánh giá bài viết
Ẩn

Bình luận

Tìm hiểu về kỹ thuật chích xơ hóa búi trĩ điều trị bệnh trĩ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.