Dấu hiệu nhận biết và điều trị bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh

Bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh rất hay gặp. Nếu không được điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. Các bậc cha mẹ nên tìm hiểu về những dấu hiệu cũng như cách điều trị hiệu quả nhất để ứng phó kịp thời nếu không may bé mắc bệnh. 
Thắc mắc bạn đọc: “Bé nhà em mới được một tháng tuổi nhưng thời gian gần đây bé có một vấn đề về sức khỏe mà em mạo muội xin bác sĩ một vài ý kiến ạ. Chẳng là không hiểu sao mà mông bé bị sưng đỏ và có khối cứng, chắc hay bị đau nên bé hay quấy khóc và không bú nhiều như trước. Vợ chồng em đưa bé đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán là bị áp xe hậu môn. Em khá lo lắng vì trước giờ chẳng biết gì về bệnh này, bác sĩ làm ơn cho em biết một vài điều về bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh với ạ.” (Thùy Dương – Vũng Tàu)

áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh
Chúng ta nên cảnh giác với bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh


Cảm ơn Thùy Dương đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho bacsibenhtri, bạn nên hết sức bình tĩnh vì bệnh này có thể kiểm soát được. Chúng tôi xin cung cấp cho bạn cũng như nhiều bạn đọc khác về bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh như sau:

Dấu hiệu nhận biết áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh

Trước khi đi vào cụ thể từng dấu hiệu khi mắc bệnh, chúng tôi sẽ giúp bạn có cái hiểu đơn giản nhất về căn bệnh này. Bạn có thể hiểu đây là những khối sưng xuất hiện ở vùng mô mềm xung quanh hậu môn thường xảy ra ở những bé trong độ tuổi từ 10 ngày tuổi đến 5 ngày tuổi. Bệnh xuất hiện phần lớn là do bẩm sinh, viêm ống hậu môn do vi khuẩn tụ cầu hay liên cầu…

Bệnh này rất hay gặp nhưng không phải cha mẹ nào cũng nắm rõ. Trẻ do còn quá nhỏ nên không thể diễn tả được những bất thường trong cơ thể. Chính vì vậy bạn cần phải nắm rõ các biểu hiện áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh thường gặp như sau:

# Xuất hiện nhọt sưng tấy ở hậu môn

áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh

Khu vực hậu môn hoặc xung quanh hậu môn xuất hiện những nốt nhọt sưng tấy, căng mong và có thể bị chảy mủ do quá căng. Bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được cảm giác cưng cứng khi sờ vào và vùng da ở khu vực này luôn có cảm giác nóng hơn khu vực da khác.

Biểu hiện này thường làm cho bé bị đau, gây cảm giác khó chịu cả khi ngồi hoặc nằm.

# Trẻ bị sốt

áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh
Ap xe hậu môn ở trẻ sơ sinh dễ làm trẻ bị sốt

Đây cũng là dấu hiệu điển hình của bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh, khi các loại vi khuẩn tấn công thì các kháng thể trong cơ thể sẽ hoạt động để chống lại. Điều này làm cho bé dễ bị sốt, thông thường nhiệt độ sẽ dao động từ 39 đến 40 độ.

Nếu không kiểm soát sớm thì nhiệt độ sẽ càng tăng, gây co giật mà dẫn đến những biến chứng về thần kinh hoặc ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

# Trẻ són phân

Việc đi ngoài cũng phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh. Thông thường trẻ chỉ són phân khoảng 3 đến 5 lần mỗi ngày, nhưng khi bị áp xe hậu môn thì số lần đi có thể tăng lên từ 8 đến 15 lần.

Điều này phản ánh sự rối loạn của cơ thể như loạn khuẩn đường ruột, phình đại tràng, hẹp hậu môn, áp xe hậu môn…

# Trẻ lười ăn và có dấu hiệu nôn mửa

Những biểu hiện bệnh thường làm cho trẻ vô cùng mệt mỏi, có trẻ lười bú và chán ăn, nôn mửa… Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ gây ra hàng loạt hệ lụy khác, không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Việc xác định có phải trẻ bị áp xe hậu môn hay không cần dựa vào rất nhiều biểu hiện. Bé phải được sự kiểm tra từ các bác sĩ có chuyên môn thì mới chính xác và mới có cách điều trị hiệu quả.

Điều trị bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh

Bệnh áp xe hậu môn là bệnh có diễn biến phức tạp có thể ảnh hưởng đến chức năng của hậu môn. Vì vậy khi có những biểu hiện của bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh chúng ta không được tự ý chữa trị.

áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh
Chữa bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh

Tùy theo trường hợp nặng hay nhẹ các bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp:

# Trường hợp nhẹ

  • Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ y tế để tác động vào khối mủ. Đưa khối mủ ra ngoài rồi sát khuẩn cho trẻ.
  • Cho dùng kháng sinh đường uống và theo dõi. Chú ý cần dùng thuốc theo đúng chỉ định cuả bác sĩ.

# Trường hợp nặng

Bác sĩ sẽ cho bé tiến hành phẫu thuật để cắt đường rò. Việc phẫu thuật này nên tiến hành ở những cơ sở có uy tín để có thể đảm bảo an toàn cũng như điều trị dứt tình trạng bệnh của trẻ. Sau khi phẫu thuật sẽ cho sử dụng thuốc kháng sinh uống và bôi thuốc phòng chống nhiễm khuẩn giúp giảm bệnh.

Tình trạng áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh sẽ được kiểm soát nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Chính vì vậy mà ba mẹ không nên quá lo lắng mà nên bình tĩnh để tìm hướng đi hiệu quả nhất. Bạn hãy đến các cơ quan y tế gần nhất để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cặn kẽ hơn. Chúc bé nhanh chóng khỏe lại.

BTV An Nhiên

Bạn đọc nên tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
Ẩn Bác sĩ Chuyên khoa I Vi Văn Thái

CHUYÊN GIA đưa giải pháp điều trị KHỎI NGAY BỆNH TRĨ bạn nên biết

Xem ngay

Bình luận

Dấu hiệu nhận biết và điều trị bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.