Cách xác định các cấp độ của bệnh trĩ nội và hướng điều trị

Chúng ta cần biết phân biệt các cấp độ trĩ nội vì ở từng cấp độ khác nhau thì việc chữa bệnh cũng sẽ rất khác. Việc nắm được rõ từng giai đoạn bệnh sẽ giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn. 
Bệnh trĩ gồm hai loại chính là bệnh trĩ nội và trĩ ngoai, trong đó từng loại bệnh trĩ sẽ chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh trĩ nội thông qua việc phân tích thông tin của các cấp độ cũng như cách điều trị hiệu quả.

cấp độ trĩ nội
Chúng ta nên hiểu rõ về những cấp độ trĩ nội có thể gặp phải

Các cấp độ của bệnh trĩ nội mà bạn nên biết

Cũng như bệnh trĩ ngoại, trĩ nội chủ yếu xuất phát từ thói quen ăn uống và sinh hoạt kém khoa học của chúng ta. Việc thường xuyên ngồi nhiều, đứng lâu làm gia tăng áp lực vùng hậu môn, làm cho việc lưu thông máu gặp nhiều khó khăn. Khi mắc bệnh trĩ nội, các biểu hiện bệnh sẽ xuất hiện ở dưới đường lược.

cấp độ trĩ nội
Các cấp độ khác nhau của bệnh trĩ nội

Người bệnh thường xuyên có biểu hiện đau rát, chảy máu và lòi búi trĩ. Những biểu hiện này xuyên suốt trong cả quá trình bị trĩ nhưng với từng cấp độ thì có sự khác nhau rõ rệt. Ban đầu các biểu hiện bệnh chưa thể hiện rõ, nhưng càng về sau bệnh sẽ càng nặng, và càng làm cho người bệnh mệt mỏi, khó khăn hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
Để tiện hơn trong việc xác định tình trạng bệnh và hướng đi để chữa bệnh, bác sĩ thường chia bệnh trĩ thành những cấp độ như sau:

  • Trĩ nội độ 1: các biểu hiện chưa rõ ràng, người bệnh chỉ có biểu hiện đau rát hậu môn kèm theo hiện tượng ra máu. Ở hậu môn có dấu hiệu sưng to.
  • Trĩ nội độ 2: máu nhiều hơn, khi đi đại tiện có búi trĩ lòi ra bên ngoài nhưng tự thụt vào bên trong được.
  • Trĩ nội độ 3: không chỉ khi đại tiện mà khi hoạt động nặng, hoạt động nhiều búi trĩ cũng lòi ra nhưng không tự thụt vào bên trong. Người bệnh phải dùng tay đẩy vào thì mới đẩy được.
  • Trĩ nội độ 4: búi trĩ phát triển quá lớn, không thể thụt vào bên trong ngay cả khi tác dụng lực. Máu không chảy thành giọt và chảy thành tia nên rất dễ dẫn đến hiện tượng mất máu.

Những cấp độ bệnh trĩ thể hiện rất khác nhau, cho thấy bệnh ngày càng nặng và diễn biến phức tạp. Chính vì vậy nếu chúng ta không kiểm soát sớm thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khi bệnh nặng thì việc chữa bệnh cũng sẽ khó hơn rất nhiều.

Hướng điều trị bệnh trĩ nội theo từng cấp độ

Tùy theo cấp độ nặng nhẹ của bệnh mà chúng ta có hướng đi hiệu quả cho việc điều trị bệnh. Với cấp độ nhẹ thì chữa theo cách đơn giản, với những cấp độ nặng hơn thì áp dụng các cách chữa dùng các trang thiết bị, loại thuốc đặc trị hơn.

1/ Điều trị bệnh trĩ nội ở cấp độ 1, 2

Bệnh trĩ ở giai đoạn này còn ở mức độ nhẹ nên chúng ta có thể áp dụng các cách điều trị ngay tại nhà. Các nguyên liệu chữa trị thường làm từ thiên nhiên nên khá an toàn, có thể áp dụng trong thời gian dài mà không sợ tác dụng phụ. Bạn có thể tham khảo những cách dân gian dưới đây:
# Dùng rau diếp cá
Tinh chất Quercetin cùng Isoquercetin có khả năng làm bền mao mạch, hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh trĩ khá hiệu quả.

cấp độ trĩ nội
Rau diếp cá chữa bệnh trĩ khá hiệu quả

Bạn có thể tiến hành chữa bệnh như sau:

  • Dùng khoảng 100g rau diếp cá rửa thật sạch rồi ngâm với nước muối.
  • Bỏ vào cối giã nhỏ rồi dùng để đắp lên vùng bị trĩ.
  • Mỗi ngày áp dụng 1 lần thì các triệu chứng bệnh sẽ giảm rõ rệt.

# Dùng lá trầu không 

Loại lá này có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và điều trị các triệu chứng bệnh trĩ khá tốt. Khi dùng lá trầu không để chữa bệnh trĩ, bạn có thể tiến hành như sau:

  • Lấy một nắm lá trầu không rửa thật sạch.
  • Bỏ vào nồi nước nấu sôi lên rồi thêm một chút muối để tăng công dụng kháng khuẩn.
  • Dùng để xông rửa búi trĩ, khi nguội thì dùng để vệ sinh hậu môn.

Nếu các cách dân gian không có hiệu quả thì bác sĩ sẽ cho dùng các loại thuốc đặt, thuốc uống có khả năng kháng viêm, giảm đau và hạn chế các triệu chứng của bệnh trĩ.

2/ Điều trị bệnh trĩ nội ở cấp độ 3, 4

Lúc này các biểu hiện bệnh ở giai đoạn này khá nặng, búi trĩ lòi ra nhiều và tình trạng máu chảy khi đi đại tiện cũng nhiều hơn. Nếu việc dùng thuốc không phát huy tác dụng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau, trong đó phải kể đến những phương pháp như: phương pháp laser, phương pháp Longo, phương pháp Ferguson…

cấp độ trĩ nội
Khi bệnh qua giai đoạn nặng thì phải phẫu thuật

Ở giai đoạn này, chúng ta không thể tự điều trị tại nhà mà bắt buộc phải tới bệnh việc. Với trình độ chuyên môn cùng các trang thiết bị hiện đại, các bác sĩ sẽ xác định được bệnh và có hướng điều trị tốt nhất cho bạn.

Ngoài ra người bệnh cũng cần phải kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì việc điều trị bệnh mới mang lại hiệu quả cao. Cụ thể như sau:

  • Cần tạo cho mình một tâm thế thật sự thoải mái, đừng quá lo lắng, mệt mỏi thì những biểu hiện bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.
  • Hạn chế ngồi nhiều đứng lâu, nếu trong trường hợp do bắt buộc công việc thì cứ 1-2 tiếng nên vận động nhẹ nhàng.
  • Có chế độ ăn khoa học, trong bữa ăn nên tăng cường ăn nhiều chất xơ từ rau xanh và hoa quả tươi. Bên cạnh đó người bệnh cũng nên hạn chế dùng những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích có thể làm bệnh thêm nặng.
  • Tăng cường vận động giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường sức đề kháng… Nhờ đó mà việc chữa bệnh sẽ có kết quả tốt, giúp rút ngắn được thời gian chữa trị.

Qua những điều ở trên bạn đã thấy được cấp độ của bệnh trĩ nội và những hướng đi hiệu quả cho việc điều trị đang được các bác sĩ áp dụng hiện nay. Việc xác định được rõ từng cấp độ sẽ giúp ích được rất nhiều cho bạn trong việc chữa bệnh. Chúc bạn nhanh chóng lành bệnh.

BTV An Nhiên

Bạn đọc nên tham khảo thêm:

5/5 - (7 bình chọn)
Ẩn

Bình luận

Cách xác định các cấp độ của bệnh trĩ nội và hướng điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.