Đại tiện ra máu tươi là bệnh gì và cách chữa bệnh nhanh khỏi

Táo bón, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, ung thư trực tràng, các bệnh về đường tiêu hóa là những nguyên chính gây ra tình trạng đại tiện ra máu tươi.

Có nhiều người nghĩ rằng, đại tiện ra máu tươi là hiện tượng thường gặp, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Việc hiểu rõ đại tiện ra máu tươi là bệnh gì, cách chữa đại tiện ra máu tươi hiệu quả sẽ giúp hạn chế được những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Đại tiện ra máu là bệnh gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng đại tiện ra máu tươi do nhiều nguyên nhân gây nên. Nhưng có hơn 70% nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý, cụ thể:

1. Đại tiện ra máu tươi do táo bón

Táo bón là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng đi cầu ra máu tươi. Bởi vì, khi bị táo bón phân thường khô cứng, không thể thải ra ngoài được, khi đại tiện cần phải rặn mạnh và gây tổn thương lên niêm mạc hậu môn và thường gây chảy máu khi đại tiện.

Đại tiện ra máu

Đại tiện ra máu tươi có thể do táo bón 

Táo bón có thể gặp ở bất kỳ trường hợp nào, kể cả người lớn và trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất xơ, thiếu nước, ăn nhiều chất cay nóng, nhiều dầu mỡ, dùng rượu bia, chất kích thích, căng thẳng, stress.

2. Đại tiện ra máu tươi – Dấu hiệu bệnh trĩ

Ngoài táo bón thì bệnh trĩ cũng là nguyên nhân hàng đầu của hiện tượng đi đại tiện ra máu tươi. Ban đầu, lượng máu có thể chảy ra với số lượng ít, sau đó một thời gian có thể chảy thành tia, thành dòng. Thông thường máu không lẫn với phân mà tách biệt. Ngoài chảy máu tươi thì khi mắc bệnh trĩ, người bệnh thường có những triệu chứng khác như: Ngứa rát hậu môn, khi bệnh nặng sẽ xuất hiện búi trĩ và sa ra ngoài gây bất tiện và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

3. Nứt kẽ hậu môn gây đại tiện ra máu tươi

Nứt kẽ hậu môn là một trong những bệnh lý thuộc đường hậu môn trực tràng khá nguy hiểm. Cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng đi cầu ra máu tươi. Nứt kẽ hậu môn được hiểu là tình trạng xuất hiện các vết tổn thương, vết nứt tại phần rìa hậu môn. Mỗi khi đi đại tiện, các khối phân cứng sẽ cọ xát vào hậu môn và gây ra tình trạng đại tiện ra máu.

Đại tiện ra máu tươi

Đại tiện ra máu tươi có thể do nứt kẽ hậu môn gây ra

Đại tiện ra máu do nứt kẽ hậu môn thường có những đặc điểm khác so với bệnh trĩ và các loại bệnh khác. Thường máu tươi sẽ bám ở mặt ngoài của phân hoặc đọng lại ở rìa hậu môn. Người bệnh có cảm giác khó chịu, đau đớn kéo dài không chỉ lúc đi đại tiện mà kéo dài ngay sau đó vài giờ.

4. Đại tiện ra máu tươi do Polyp hậu môn

Polyp hậu môn là một loại u mềm và lành tính, được hình thành do những tổn thương hoặc kích thích của dị vật tác động lên niêm mạc trực tràng, lâu ngày không chữa sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Căn bệnh này thường có nhiều dấu hiệu đi đại tiện ra máu giống với các căn bệnh trĩ sa hậu môn trực tràng, bệnh trĩ nên khiến nhiều người nhầm lẫn.

Tuy nhiên, nếu để ý thì lượng máu chảy ra khá ít và không nhỏ thành giọt nhưng có lẫn nhiều dịch nhầy do các khối polyp tiết ra. Ngoài chảy máu thì người bệnh còn có triệu chứng các polyp sa xuống, tiêu chảy, cảm giác mót nặng, khó chịu vùng bụng, đau bụng.

5. Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng con người nếu như không được điều trị sớm. Các dấu hiệu cơ bản của bệnh ung thư đại trực tràng đó là táo bón, co thắt dạ dày, cân nặng giảm bất thường, đi đại tiện ra máu. Tuy nhiên, đi đại tiện ra máu thường khác với những trường hợp bệnh khác, cụ thể: Lượng máu chảy ra mỗi khi đại tiện là rất ít, máu không có màu đỏ tươi mà chuyển sang sẫm màu, máu có thể phủ trên bề mặt hoặc lẫn trong phân chứa dịch nhầy. Sau một thời gian, tình trạng đại tiện ra máu diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn.

Đại tiện ra máu là bệnh gì?

Ung thư đại trực tràng có triệu chứng đi đại tiện ra máu tươi

Ngoài những chứng bệnh cơ bản nói trên, hiện tượng đi ngoài ra máu tươi còn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng, kiết lỵ, Polyp trực tràng và kết tràng, bệnh máu trắng, máu không đông và các bệnh truyền nhiễm ít gặp khác.

Cách chữa đại tiện ra máu tươi

Để chữa trị hiện tượng đi đại tiện ra máu tươi, các bác sĩ cần phải thăm khám và dựa vào các triệu chứng đi kèm để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới đưa ra phương pháp điều trị hợp lý nhất. Thường các bệnh lý về hậu môn trực tràng sẽ được ỗ trợ điều trị bằng các biện pháp nội khoa như dùng thuốc, ngoại khoa như can thiệp bằng tiểu phẫu.

1. Đối với trường hợp bệnh nhẹ:

Những trường hợp bệnh nhẹ như táo bón, chưa hình thành búi trĩ, kiết lỵ thì bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc điều trị bệnh. Cụ thể như:

  • Thuốc hút nước vào lòng ruột: Magie sulfat ngậm nước, Sorbitol, Macrogol.
  • Thuốc tăng thể tích phân: Thạch agar- agar, Normacol.
  • Thuốc gây kích thích: Bisacodyl, bisalaxyl, contalax, ducolax.
  • Thuốc làm trơn phân: dầu paraphin, rectiofar, norgalat.

Đại tiện ra máu tươi là bệnh gì?

Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh, người bệnh táo bón, kiết lỵ cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian như: Sử dụng rau diếp cá để uống hàng ngày, lá ngải cứu, rau sam, ăn các thực phẩm nhuận tràng, thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, tập bài thể dục tại nhà.

2. Đối với trường hợp bệnh nặng:

Với những trường hợp mắc các bệnh lý hậu môn trực tràng như: Bệnh trĩ, polyp hậu môn, ung thư đại trực tràng, nứt kẽ hậu môn thì cần phải can thiệp bằng ngoại khoa và kết hợp cả nội khoa. Những phương pháp được áp dụng để điều trị các chứng bệnh này như: Chiếu tia hồng ngoại, đốt điện, đốt laser, chích xơ, kỹ thuật PPH và HCPT.

Cách phòng tránh đại tiện ra máu tươi

Đại tiện ra máu tươi không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh mà còn là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm khác. Chính vì vậy, để hạn chế mắc phải các chứng bệnh này, mỗi chúng ta cần phải thực hiện tốt những điều sau:

Đại tiện ra máu tươi là bệnh gì?

Phòng tránh đại tiện ra máu tươi bằng cách ăn uống đúng cách

+ Có chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, thức ăn nhuận tràng, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.

+ Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, thức ăn cay nóng, đồ ăn sẵn, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.

+ Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày, không nên nhịn đại tiện, sau khi đi cầu cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ, hạn chế ngồi xổm, rặn mạnh khi đại tiện.

+ Tham gia thể dục thể thao nhằm thúc đẩy nhu động ruột giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, lưu thông máu dễ dàng, tránh táo bón hiệu quả.

+ Tránh làm việc nặng, tránh ngồi lâu quá nhiều giờ sẽ khiến hệ tiêu hóa bị trì trệ, dễ dẫn đến táo bón và các căn bệnh nguy hiểm khác.

Trên đây là giải đáp thắc mắc đại tiện ra máu tươi là bệnh gì và cách chữa bệnh nhanh khỏi. Mọi người có thể tham khảo để hiểu rõ hơn, tốt nhất nếu gặp phải hiện tượng này người bệnh cần thăm khám kịp thời để tránh xảy ra những hậu quả khôn lường.

♣ Bạn nên biết:

Đánh giá bài viết
Ẩn Bác sĩ Chuyên khoa I Vi Văn Thái

CHUYÊN GIA đưa giải pháp điều trị KHỎI NGAY BỆNH TRĨ bạn nên biết

Xem ngay

Bình luận

Đại tiện ra máu tươi là bệnh gì và cách chữa bệnh nhanh khỏi

Bình luận

  1. hoàng việt says: Trả lời

    chào bác sĩ.cho em hỏi,em bị bệnh trĩ đã hai năm rồi nhưng hai tuần nay em đi đại tiện thấy ra máu,vậy theo bác sĩ thì em bị trĩ cấp độ mấy,em co chữa trĩ bằng đu đủ được không.theo bác sĩ em có nên đi cắt trĩ không và cắt có ảnh hưởng tới sức khỏe không.em cảm ơn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.