1. Bệnh nứt kẽ hậu môn
♦ Nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn:
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến nứt hậu môn, có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến như:
+ Táo bón: Người thường bị táo bón có nguy cơ bị nứt hậu môn rất cao. Bởi vì khi bị táo bón, người bệnh đi đại tiện rất khó khăn. Phải rặn mạnh cộng với phân bị vón cục, cứng lại sẽ tác động đến những nếp gấp ở vùng ngoài hậu môn, khiến các nếp gấp này bị nứt gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn.
+ Dùng giấy vệ sinh cứng để vệ sinh hậu môn: Khi dùng giấy vệ sinh cứng để vệ sinh hậu môn hành động cọ xát nhiều có thể dẫn đến việc niêm mạc hậu môn bị tổn thương. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn.
+ Hậu môn bị nhiễm khuẩn: Đi đại tiện xong không vệ sinh sạch sẽ, hoặc vệ sinh hậu môn không đúng cách sẽ làm cho hậu môn bị nhiễm khuẩn. Tình trạng này kéo theo việc bị vỡ khối apxe ở dưới da hậu môn bị vỡ, gây nên vết nứt ở kẽ hậu môn.
Ngoài ra, cơ vòng ở hậu môn bị căng ra quá mức, người bị các bệnh lý về viêm trực tràng, đại tràng cũng là những nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn.
♦ Triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn
- Đau hậu môn khi đại tiện. Những biểu hiện lâm sàng về bệnh thường là đau và có máu ở hậu môn. Cảm giác đau không bình thường mà đau giống như dao khứa, người bệnh đau nhiều khi đại tiện.
- Tự nhiên chảy máu hậu môn. Lúc đầu máu chảy ít, nhưng càng về sau máu càng chảy nhiều tùy vào vết nứt nhỏ hay to. Máu có thể lẫn trong phân, chảy nhỏ giọt hoặc bắn thành tia.
- Bị vết nứt kẽ hậu môn có phản ứng viêm xuất tiết, làm ngứa rát hậu môn, xuất hiện nhiều dịch nhầy gây ẩm ướt kích thích vùng da xung quanh khiến người bệnh khó chịu tột độ.
♦ Nứt kẽ hậu môn có gây nguy hiểm cho người bệnh?
Nứt kẽ hậu môn tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh, nhưng nó lại đe dọa đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
+ Gây nhiễm trùng máu: Bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn có nguy cơ bị nhiễm trùng máu. Do ở những vết nứt thường có nhiều mạch máu, nếu tình trạng này kéo dài, các vi khuẩn sẽ tấn công vào vết nứt này gây nhiễm trùng.
+ Bị nứt kẽ hậu môn gây thiếu máu: Hầu hết những người bị nứt kẽ hậu môn, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến thiếu máu do máu chảy quá nhiều.
+ Gây hoại tử hậu môn hoặc sẽ biến chứng sang trĩ: Bị bệnh trong một thời gian dài sẽ làm xuất hiện các apxe hậu môn. Các apxe này một vỡ ra sẽ gây ra nhiễm trùng làm hoại tử hậu môn hoặc sẽ hình thành nên các búi trĩ.
Qua đó ta thấy bị nứt kẽ hậu môn sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, chúng ta không thể xem thường căn bệnh này. Việc tìm ra cách điều trị bệnh cho nhanh khỏi là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng mong muốn.
2. Cách điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn
+ Sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị nứt kẽ hậu môn:
Nếu như bạn không muốn dùng đến thuốc Tây hoặc làm tiểu phẫu để điều trị bệnh thì trong trường hợp bệnh đang nhẹ, bạn có thể sử dụng những bài thuốc dân gian để chữa bệnh:
- Bạn có thể sử dụng cao diếp cá và cao đương quy, những vị thuốc này có tác dụng nhuận tràng, làm cho người bệnh đi đại tiện được một cách dễ dàng, hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh.
- Bên cạnh đó, để giảm đau bạn cũng có thể dùng chiết xuất từ cam đắng và Rutin. Đây là bài thuốc không gây ra tác dụng phụ nhưng mang đến hiệu quả giảm đau rất tốt.
- Ngoài ra, để chữa dứt điểm được bệnh này, hãy dùng nghệ và hạt dẻ ngựa. Những vị thuốc này có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn rất tốt.
Những bài thuốc dân gian thường không có tác dụng nhanh chóng trong chữa bệnh nên đòi hỏi người bệnh phải sử dụng kiên trì và thường xuyên trong một thời gian thì mới đạt được hiệu quả.
+ Dùng kem hoặc thuốc bôi:
+ Làm tiểu phẫu:
3. “Nứt kẽ hậu môn” Cách phòng bệnh hiệu quả
Để phòng bệnh nứt kẽ hậu môn, các bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Ăn uống hợp lý. Sử dụng các loại thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa như sữa chua, các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, các loại rau củ tươi. Hạn chế ăn các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, các đồ ăn cay nóng, các đồ uống có cồn, các chất kích thích.
- Cần phải vệ sinh hậu môn sạch sẽ tránh tình trạng nhiễm trùng. Bên cạnh đó để không làm niêm mạc hậu môn bị tổn thương, bạn không được dùng giấy cứng để vệ sinh hậu môn.
- Cần thường xuyên tập thể dụng để tăng cường sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh nứt kẽ hậu môn. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn có những hiểu biết về căn bệnh này cũng như là tìm được cách điều trị cho căn bệnh này. Chúc các bạn sức khỏe!
Bài viết tham khảo
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!