Bị táo bón khi mang thai có nguy hiểm không

Nhiều mẹ bầu thường bị chứng táo bón và luôn thắc mắc không biết: Bị táo bón khi mang thai có nguy hiểm không? Cách chữa táo bón khi mang thai như thế nào và làm cách nào để phòng bệnh hiệu quả nhất? Cùng đi tìm lời giải đáp qua những thông tin dưới đây bạn nhé!

Bà bầu dễ bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các yếu tố như: nội tiết tố thay đổi; tình trạng ốm nghén khiến lượng nước mất đi nhiều hơn; tử cung tăng kích thước gây chèn ép các cơ quan trong ổ bụng; lười vận động, chế độ ăn uống chưa hợp lý, uống viên sắt và canxi bổ sung,… được xác định là các tác nhân phổ biến gây nên táo bón ở phụ nữ mang thai. Và đây cũng là các yếu tố nguy cơ thúc đẩy tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở đối tượng này.

Bị táo bón khi mang thai có nguy hiểm không?

Ngoài việc khiến tinh thần mẹ bầu luôn mệt mỏi và cảm thấy áp lực hơn đối với vấn đề đại tiện, thì bệnh táo bón khi mang thai còn gây ra những nguy hiểm khó lường khác như:

– Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Khi bị táo bón, bà bầu luôn ở trạng thái khó chịu, đầy bụng, buồn nôn do các chất thải và khí không được tống ra ngoài mà đọng lại trong ruột. Điều này làm họ có tâm lý chán ăn, “ngại” ăn. Do đó, mẹ bầu không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết khiến sức khỏe suy giảm. Hơn thế nữa, có thể gây suy dưỡng cho thai nhi.

 bi-tao-bon-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong1

– Cả mẹ và bé cũng có thể bị nguy hại do các chất độc trong ruột gây nên: Các chất độc (như phenol, amoniac, indol…trong chất thải) bị tích tụ lâu trong ruột, rồi bị hấp thu vào máu và lan truyền khắp cơ thể, dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính. Ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi trong bụng.

– Dễ bị sảy thai: Bị táo bón khi mang thai, bà bầu đi vệ sinh phải dùng sức rặn để tống phân ra ngoài nên dễ sảy thai hơn.

– Gây nhiều bệnh khác: Táo bón được xác định là một trong những nguyên nhân bệnh gây trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại tràng,…

Cách phòng và chữa táo bón khi mang thai

Khi gặp phải rắc rối này, các mẹ bầu hãy thực hiện một số lời khuyên sau đây:

Uống nhiều nước: Nước rất cần thiết cho cơ thể và đặc biệt với bệnh táo bón thì chúng càng quan trọng hơn. Mẹ bầu hãy cố gắng uống nhiều nước hơn mỗi ngày, khoảng từ 8-10 cốc nước để quá trình hấp thụ chất xơ vào cơ thể dễ dàng và phòng bệnh táo bón.

– Chú ý đến chế độ ăn uống: Một chế độ dinh dưỡng cân đối, đặc biệt bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ sẽ cung cấp nhiều thức ăn thô cho hệ tiêu hoá. Hỗ trợ phòng và điều trị táo bón hiệu quả hơn.

bi-tao-bon-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong

+ Bị táo bón khi có thai nên ăn gì? Cà rốt, khoai lang, rong biển, chuối, táo, bí đỏ, đu đủ chín, quả sung,… là những thực phẩm giúp nhuận tràng và khắc phục vấn đề này hữu hiệu hơn.

+ Bị táo bón không nên ăn gì? Nên hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh và tránh các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, cola, chất cồn,… vì chúng khiến chứng táo bón thêm nặng.

Thay đổi thói quen sinh hoạt: Bạn nên tăng cường vận động, đi lại, có thể tập một số bài tập yoga nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, nên đại tiện đúng giờ hàng ngày và tránh nhịn đại tiện.

Không nên tự ý dùng thuốc: Đây là sai lầm cần tránh bởi chúng có thể gây ra những hậu quả xấu đối với cả mẹ và bé. Bạn hãy tham khảo và nhờ sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng một loại thuốc táo bón nào.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về bệnh táo bón khi mang thai, hi vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn!

Đánh giá bài viết
Ẩn Bác sĩ Chuyên khoa I Vi Văn Thái

CHUYÊN GIA đưa giải pháp điều trị KHỎI NGAY BỆNH TRĨ bạn nên biết

Xem ngay

Bình luận

Bị táo bón khi mang thai có nguy hiểm không

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.