Thắt búi trĩ bằng dây thun trong điều trị bệnh trĩ là thủ thuật thắt đáy búi trĩ bằng một sợi dây thun, ngăn chặn hoàn toàn dòng máu đến búi trĩ. Vậy phương pháp thắt búi trĩ bằng dây thun có thực sự hiệu quả, có an toàn không? Biết rõ điều này sẽ giúp quá trình điều trị bệnh tốt hơn, hạn chế xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Thắt búi trĩ bằng dây thun có thực sự hiệu quả?
1. Thắt búi trĩ bằng dây thun là gì?
Thắt búi trĩ trong điều trị bệnh trĩ là thủ thuật thắt đáy búi trĩ bằng một sợi dây thun hay vòng cao su. Phương pháp này có tác dụng ngăn chặn máu chảy đến nuôi các búi trĩ, cách chữa bệnh này khá đơn giản, được sử dụng phổ biến hiện nay.
Nguyên lý hoạt động như sau: Các bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi đã được làm ấm và bôi trơn đưa vào hậu môn của người bệnh. Sau đó, các búi trĩ sẽ được giữ chặt lại bằng một dụng cụ kẹp làm cho vòng cao su siết chặt vào đáy của búi trĩ khiến cho chúng teo lại và hoại tử trong khoảng vài tuần sau khi thắt.
Xem thêm: Chuyên gia cho biết: Phẫu thuật là giải pháp “đường cùng” cho các bệnh nhân mắc trĩ
Phương pháp thắt búi trĩ bằng dây thun
– Đối với phương pháp thắt trĩ bằng dây thun thường được chỉ định trong các trường hợp:
- Thắt trĩ bằng dây thun là thủ thuật được dùng để điều trị bệnh trĩ nội.
- Chỉ sử dụng cho những trường hợp có búi trĩ ở độ 1 và 2
- Tuyệt đối không áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ độ 3 và 4.
2. Thắt búi trĩ bằng dây thun có đem lại hiệu quả cao?
Bệnh nhân phản ứng không giống nhau sau khi thắt trĩ. Một số trường hợp có thể trở về với công việc bình thường ngay, số khác cần phải nghỉ tại giường từ 2 đến 3 ngày. Vì vậy, có thể khẳng định việc thắt trĩ bằng thun đem lại hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào mức độ bệnh, cơ địa bệnh nhân và cơ sở nơi bệnh nhân lựa chọn phẫu thuật.
Thắt búi trĩ hiệu quả cao hay thấp còn tùy thuộc nhiều yếu tố
Ưu điểm:
- Thắt trĩ bằng dây thun là một trong những phương pháp điều trị bệnh ít tốn kém và khá hiệu quả.
- Về lâu dài, thắt trĩ bằng dây thun được đánh giá là phương pháp điều trị – phẫu thuật hiệu quả nhất đối với bệnh trĩ nội.
- Thắt trĩ bằng dây thun là phương pháp tốt dành cho những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội độ I và trĩ nội độ II.
Nhược điểm:
- Phương pháp thắt trĩ bằng dây thun chỉ áp dụng trong những trường hợp búi trĩ có kích thước nhỏ.
- Thắt búi trĩ thường khiến người bệnh phải chịu nhiều đau đớn.
- Các búi trĩ có thể bị tụt nút thắt, có khi cần phải thắt lại nhiều lần, bệnh không được chữa khỏi hoàn toàn.
Xem video: Chuyên gia chia sẻ giải pháp chữa trĩ an toàn và hiệu quả từ Đông y trên VTC2 – Góc Nhìn Người Tiêu Dùng
3. Thắt búi trĩ bằng dây thun có đảm bảo an toàn?
Thắt trĩ bằng dây thun là một phương pháp điều trị bệnh trĩ nội độ 1, 2 khá hiệu quả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như:
- Người bệnh bị đau nhiều có thể do trong quá trình thắt các bác sĩ thắt quá sát.
- Chảy máu hậu môn, bí tiểu, bệnh nhân có thể bị sốt do cảm giác đau nhức.
- Bệnh nhân có thể bị loét sau thắt dây thun, vết thương lan rộng trong ống hậu môn gây nhiễm trùng.
- Cục máu đông xảy ra ở 5% bệnh nhân và điều này cần phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ.
- Trường hợp nứt hậu môn xảy ra ở 1% bệnh nhân do nứt búi trĩ.
Khuyến cáo cho người bệnh sau thắt trĩ bằng dây thun
Sau quá trình thắt búi trĩ bằng dây thun, để sức khỏe được tốt và đảm bảo an toàn, hiệu quả cao, bệnh nhân cần lưu ý và thực hiện tốt những điều cơ bản sau:
Xem thêm: Chuyên gia chỉ rõ 4 SAI LẦM VỀ BỆNH TRĨ và tư vấn cách “tạm biệt” bệnh hiệu quả
Sau thắt búi trĩ bằng dây thun người bệnh cần nghỉ ngơi để lấy lại sức
+ Trong 48 – 72 giờ đầu tiên sau thắt trĩ, nếu có cảm giác mắc rặn bệnh nhân phải ngồi ngâm nước ấm ngay.
+ Nếu bị đau nhiều bệnh nhân có thể sử dụng thuốc propoxyphen.
+ Sau những ngày đầu thắt trĩ người bệnh không được hoạt động mạnh, chỉ nên đi lại nhẹ nhàng.
+ Nên ăn những thực phẩm mềm như cháo, súp, tăng cường chất xơ để giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
+ Uống nhiều nước mỗi ngày, sau vài ngày ổn định bệnh nhân có thể thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng để giúp khí huyết lưu thông.
Thắt trĩ bằng dây thun chỉ là 1 trong các phương pháp phẫu trĩ, mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Do vậy, tốt nhất trước khi lựa chọn phương pháp điều trị, người bệnh cần thăm khám và nhờ sự tư vấn của chuyên gia nhằm đem lại hiệu quả điều trị cao và đảm bảo an toàn nhất.
Xem video: NS Bình Xuyên chia sẻ bí quyết chữa trĩ triệt để của mình nhờ y học cổ truyền
→ Có thể bạn đang muốn biết:
Bài được quan tâm
Suýt trầm cảm vì bị trĩ sau sinh, bà mẹ trẻ đã thoát khỏi nó như thế nào?
Mẹ bầu chia sẻ về hành trình thoát khỏi bệnh trĩ – Kỳ tích nhờ phương thuốc cổ truyền
Chuyên Gia TƯ VẤN Về Bệnh Trĩ & Giải Pháp Điều Trị Không Cần Phẫu Thuật
Tổng hợp các bài thuốc dân gian giúp loại bỏ bệnh trĩ tại nhà an toàn, hết đau đớn
Bác si oi..tai sao toi bi tri va o đo 3..sao khi thắt tri lanh vết thuong lai bi phòng va bỗng nuoc..va đau la bi sao ạ
Cháu thắt trĩ được 10 ngày rồi,trĩ rụng hết nhưng chỉ không rụng,dính vào hậu môn và co lên,cháu k rút ra được vì rất đau.Hỏi bác sỹ bây giờ cháu phải làm gì để chỉ tuột ra ạ