Chữa bệnh trĩ nội không khó nhưng bạn đã áp dụng đúng cách

Với sự phát triển của y học hiện nay việc chữa bệnh trĩ nội có nhiều hướng đi hiệu quả. Tùy theo tình trạng nặng nhẹ của bệnh mà chúng ta có các phương pháp điều trị phù hợp, tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu bệnh kéo dài. 

Hiện nay số bệnh nhân mắc bệnh trĩ không ngừng gia tăng do thói quen sinh hoạt cũng như cách ăn uống hàng ngày của chúng ta. Căn bệnh này được chia làm hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại với các biện pháp điều trị rất khác nhau. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu các cách chữa bệnh trĩ nội đang được áp dụng hiện nay để giúp bạn lựa chọn được phương án chữa trị bệnh hiệu quả nhất.

Nội dung bài viết bao gồm:
I. Hiểu hơn về bệnh trĩ nội

  1. Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội thường gặp
  2. Các cấp độ bệnh trĩ nội
  3. Cách chẩn đoán bệnh trĩ nội

II. Điều trị bệnh trĩ nội như thế nào để đạt hiệu quả cao?

  1. Biện pháp điều trị trị nội trong trường hợp nhẹ
  2. Cách chữa bệnh trĩ nội với trường hợp nặng

III. Cách phòng ngừa bệnh trĩ nội hiệu quả

cách chữa trị nội hiệu quả
Cách cách chữa trị nội hiệu quả

I. Hiểu hơn về bệnh trĩ nội

Theo Bác sĩ Nguyễn Y Đức thì bệnh trĩ nội là hiện tượng phồng quá mức của các tĩnh mạch bên trong ống hậu môn, phía trên đường lược. Lúc này búi trĩ được bao bọc bởi các niêm mạc của ống hậu môn và thường không có chứa dây thần kinh cảm giác. Ban đầu, búi trĩ chỉ là khối thịt rất nhỏ nằm dưới đường lược, nhưng đến khi bệnh phát triển thì búi trĩ sẽ càng to và có xu hướng lan ra ngoài

Chính vì vậy việc phát hiện bệnh trĩ nội gặp khá nhiều khó khăn, đến khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng.

1/ Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội thường gặp

Có rất nhiều nguyên nhân tăng áp lực lên tĩnh mạch, dẫn đến các đám tĩnh mạch ở vùng trực tràng dãn to và sưng.  dễ dẫn đến bệnh trĩ nội, trong đó chúng ta không thể bỏ qua các nguyên nhân sau:

  • Tình trạng tắc tĩnh mạch tại hạ bộ trực tràng, phình gập hậu môn và thu hẹp ống hậu môn… làm khó khăn cho việc đẩy phân ra ngoài. Do đó mỗi lần đi vệ sinh phải dùng sức để đẩy ra, điều này dễ làm búi trĩ hình thành và phát triển.
  • Ngồi hoặc đứng làm việc quá lâu, đặc biệt là ở nhân viên văn phòng, tái xế, nhân viên bán hàng dễ gặp chứng bệnh này.
  • Mắc bệnh táo bón trong thời gian dài
  • Hậu môn trực tràng bị kích thích do tình trạng tiêu chảy, táo bón kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
  • Phụ nữ thời kì mang thai, có khối u ở ổ bụng… cũng làm chèn ép vùng hậu môn và gây ra bệnh trĩ.
  • Những dấu hiệu bệnh trĩ nội còn xảy ra ở do thói quen thường xuyên ăn quá no, nhịn tiểu và thức khuya quá nhiều.
  • Thói quen ngồi lâu khi đi vệ sinh trong thời gian dài, đặc biệt hiện nay nhiều người có thói quen đọc báo, chơi game khi đi vệ sinh.

2/ Các cấp độ bệnh trĩ nội

Nếu như bệnh trĩ ngoại được chia thành bệnh trĩ ở giai đoạn nặng và giai đoạn nhẹ thì trĩ nội lại có 4 cấp độ với mức độ nguy hiểm của bệnh tăng dần như sau:

cấp độ trĩ nội
Trĩ nội chia làm 4 cấp độ khác nhau
  • Trĩ nội độ 1: Lúc này búi trĩ mới chỉ bắt đầu hình thành, người bệnh chỉ có thể nhận biết thông qua biểu hiện ra máu khi đi đại tiện.
  • Trĩ nội độ 2: Búi trĩ bắt đầu to lên và sa ra ngoài khi đi đại tiện. Ở giai đoạn này búi trĩ tự co lên được, kèm theo đó là biểu hiện ra máu, đau rát hậu môn cũng tăng lên.
  • Trĩ nội độ 3: Ở giai đoạn này búi trĩ không thể tự co lên mà phải dùng tay đẩy vào trong. Không chỉ khi đi đại tiện mà khi hắt xì cũng làm cho búi trĩ bị lòi ra ngoài.
  • Trĩ nội độ 4: Lúc này búi trĩ đã quá to nên không thể đưa vào trong hậu môn. Điều này gây ra nhiều đau đớn và phiền phức cho người bệnh.

Việc xác định các mức độ của bệnh trĩ hết sức quan trọng, giúp chúng ta lựa chọn các phương án điều trị phù hợp.

3/ Cách chẩn đoán bệnh trĩ nội

Theo Bác sĩ Nguyễn Y Đức bệnh trĩ nội thường phát triển âm thầm, do búi trĩ nằm sâu trong các vùng nếp nép của trực tràng, không sờ thấy, không đâu. Chỉ khi đại tiện có máu mới phát hiện ra, tuy diễn biến của bệnh âm thầm . Thế nhưng, bạn có thể nhận biết mình bị trĩ nội thông qua các triệu chứng:

  • Đại tiện ra máu: trong phân có lẫn máu hoặc máu dính trong giấy vệ sinh.
  • Đau rát và ngứa ngáy hậu môn khi đi đại tiện cũng là biểu hiện thường gặp của bệnh trĩ nội
  • Sa búi trĩ: là dấu hiệu dễ nhận biết khi mắc bệnh trĩ nội. Triệu chứng này cũng có thể giúp bác sĩ phân loại được các cấp độ của bệnh trĩ.
chữa bệnh trĩ nội hiệu quả
Chẩn đoán để chữa bệnh trĩ nội

Ngoài ra để biết được tình trạng bệnh của bệnh nhân, bác sĩ còn dùng các biện pháp chẩn đoán:

  • Chẩn đoán bằng mắt: bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân nằm nghiêng hoặc co chân rồi dạng đùi nâng cao chân. Sau đó bá sĩ sẽ vạch hậu môn và dùng ngón cái ấn nhẹ hai bên hậu môn. Nếu trĩ nội ở mức độ nhẹ thì sẽ không thấy nhưng nếu đã bị lòi ra thì có thể thấy được.
  • Dùng ngón tay sờ vào trực tràng: phương pháp này không hiệu quả với bệnh trĩ nội nhẹ. Còn khi búi trĩ nội đã lớn có thể cảm nhận được các nếp dọc ngày và đầu mấu trĩ bị sa xuống.
  • Phương pháp soi: dùng các thiết bị chuyên khoa để quan sát. Cách này giúp xác định được vị trí và độ lớn của trĩ nội.
  • Kiểm tra bằng máy hút: được sử dụng với trường hợp trĩ hình thành ở giữa và cuối trực tràng. Không những quan sát mà còn có thể dùng máy hút để hút trĩ ra ngoài hậu môn khá dễ dàng.

II. Điều trị bệnh trĩ nội như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Khác với bệnh trĩ ngoại, trĩ nội có biểu hiện bệnh nằm sâu trong ống hậu môn nên việc điều trị gặp không ít khó khăn. Chúng ta cần phải áp dụng các biện pháp tác động sâu vào ống hậu môn thì mới mang lại hiệu quả. Việc lựa chọn các phương pháp chữa trị bệnh phụ thuộc khá nhiều vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

#1. Biện pháp điều trị trị nội trong trường hợp nhẹ

Ở giai đoạn đầu bệnh trĩ nội mới phát triển, nếu phát hiện kịp thời bạn hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này bằng các biện pháp đơn giản ngay tại nhà mà không cần phải sử dụng đến thuốc. Cụ thể như sau:

** Thay đổi chế độ ăn uống cũng là cách chữa trị trĩ nội hiệu quả

Một chế độ ăn uống khoa học là biện pháp hỗ trợ chữa bệnh trĩ rất tốt mà không phải ai cũng biết. Chúng tôi xin đưa ra một vài gợi ý về những loại thức ăn nên ăn và không nên ăn để việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao hơn. Cụ thể:

ăn nhiều chất xơ tốt cho người bị trĩ
Khấu phần ăn cần cung cấp nhiều chất xơ để chữa trĩ nội
  • Bạn nên ăn thực phẩm nhiều chất xơ để giúp mềm phân, tăng cường nước trong ruột. Ngoài ra những thực phẩm hỗ trợ nhuận tràng, giàu magie, sắt… cũng rất hữu ích cho quá trình chữa trị bệnh.
  • Bạn nên kiêng những thực phẩm cay nóng, nhiều giàu mỡ, rượu bia và các chất kích thích không tốt cho da dày. Đồng thời những thực phẩm này cũng làm cho tình trạng bệnh trĩ ngày càng trầm trọng hơn.
  • Uống đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, đi lại, tránh ngồi, đứng lâu trong thời gian dài.

** Một số bài thuốc điều trị trĩ nội từ dân gian nên áp dụng

Trong dân gian vẫn lưu truyền các bài thuốc chữa trĩ nội khá hiệu quả. Cách điều trị này sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên không chỉ có tác dụng tốt, an toàn mà còn tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho người bệnh. Bạn có thể tham khảo ngay các cách chữa sau:

chữa trĩ nội bằng phèn chua
Cách chữa trĩ nội bằng phèn chua

Dùng phèn chua:

Nguyên liệu này có khả năng chữa ngứa, sát trùng hiệu quả vì vậy có thể dùng để chữa trị các triệu chứng của bệnh trĩ nội. Bạn chỉ cần dùng một lượng phèn chua vừa đủ nấu cho tan chảy, để nguộn rồi tán mịn. Mỗi bữa chỉ cần lấy ít bột phèn chua ngâm với nước rồi để ngâm rửa hậu môn.

Chữa bệnh trĩ nội bằng rau diếp cá:

Theo đông y rau diếp cá có tính mát, có chứa hàm lượng chất xơ cao giúp bảo vệ thành tĩnh mạch, giúp kháng khuẩn, khử trùng rất tốt. Trong đó cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá được nhiều người áp dụng để điều trị bệnh.

Cách dùng:

Rau diếp cá bạn có thể dùng để ăn như một loại rau sống hằng ngày vào các bữa ăn. Hoặc có thể say nhuyễn 1 nắm rau diếp cá với 1 chút muối chắt lấy nước uống hằng ngày.

Áp dụng cách chữa trĩ nội bằng nghệ:

cách này có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ về hiệu quả. Trong nghệ có chứa khá nhiều curcumin có tác dụng làm tan ứ máu, giảm đau hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy nghệ giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt bôi lên vùng hậu môn và búi trĩ. Cách này giúp giảm ngứa ngáy và làm lành vết thương do bệnh trĩ gây ra, có tác dụng chữa bệnh nhanh chóng.

Chúng tôi đã từng đề cập đến hiệu quả của nghệ với việc điều trị bệnh trĩ trong bài viết: Hướng dẫn cách chữa trĩ bằng nghệ bạn nên xem lại để hiểu rõ hơn

Nếu áp dụng cách điều trị này bạn cần phải kiên trì và thực hiện thường xuyên thì mới có hiệu quả. Các tinh chất từ nguyên liệu sẽ từ từ ngấm vào hậu môn và thực hiện quá trình điều trị các tổn thương do trĩ gây ra.

#2 Cách chữa bệnh trĩ nội với trường hợp nặng

Nếu bệnh trĩ nội không được điều trị sớm sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Lúc này chúng ta cần phải có các biện pháp mạnh hơn thì mới có thể điều trị tận gốc căn bệnh này.

** Dùng thuốc chữa trĩ nội

Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp. Hiện nay có 3 dạng thuốc trị bệnh trĩ nội đang được sử dụng hiện nay:

Chữa trĩ nội bằng thuốc
Dùng thuốc chữa trĩ nội
  • Thuốc uống: có tác dụng kháng viêm, giảm đau và khó chịu do búi trĩ gây ra. Một số loại thuốc thường được dùng: Aspirin, Acetaminophen, Ibuprofen…
  • Thuốc bôi: giúp giảm đau, chống ngứa, kháng viêm, sát trùng và làm bền thành mạch. Các bác sĩ hay chỉ định dùng thuốc: Resorcinol, Tannic acid, Hydrocortisone 1%…
  • Thuốc đặt: được đưa vào hậu môn với tác dụng điều trị các triệu chứng bệnh trĩ tương tự như thuốc uống và thuốc bôi. Bệnh nhân thường được sử dụng thuốc viên đạn Protolog, thuốc đạn Avenoc…

Việc dùng thuốc tuyệt đối phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua hoặc thay đổi liều lượng của thuốc. Hiệu quả của thuốc tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của bệnh nhân. Ngoài ra còn có một số trường hợp có thể gặp phải tác dụng phụ, lúc này bạn nên ngưng sử dụng thuốc và đến ngay bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

** Phương pháp laser được áp dụng hiện nay

Cách này dùng tia laser có dòng địa mạnh tác động vào búi trĩ và thực hiện quá trình cắt mà không làm ảnh hưởng đến các mô xung quanh. Hiện nay phương pháp này được sử dụng khá phổ biến, chúng ta có thể kể ra một vài biện pháp cắt trĩ bằng laser đang được sử dụng hiện nay: tia laser CO2, tia laser ND can thiệp gián tiếp và tia laser ND can thiệp trực tiếp.

Dùng laser chữa trĩ nội
Phương pháp laser chữa trĩ nội hiệu quả

Cách này giúp điều trị triệt để và không gây ra biến chứng với cả những bệnh nhân bị trĩ nội cấp độ 4. Nhưng chi phí điều trị lại khá cao và có thể gây chảy máu và đau đớn. Bạn nên tham khảo kĩ về các cơ sở uy tín, chi phí để quyết định mình nên đến đâu để điều trị bệnh trĩ bằng laser đạt hiệu quả tốt nhất.

** Phương pháp làm lạnh được áp dụng để chữa trị trĩ nội

Phương pháp này được áp dụng theo nguyên tắc dùng nitơ hóa lỏng vào vùng trĩ, tác động lên trĩ nội. Sau khi rút ống dẫn khí nitơ lỏng vào thì bơm vào bên trong hậu môn các chất kháng sinh. Cách này giúp phá vỡ trực tiếp các cơ quan bên trong tế bào của mô trĩ, làm cho trĩ bị hoại tử và rụng xuống.

Cách này tuy không gây đau đớn, thực hiện đơn giản và không ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Nhưng lại có không ít hạn chế: chỉ dùng được cho trĩ nội độ 2, dễ tái phát và trong quá trình thực hiện rất dễ làm tổn hại đến mạch máu.

** Cách trị bệnh trĩ nội bằng phẫu thuật

Biện pháp này được sử dụng khi bệnh nhân bị bệnh trĩ nội cấp độ 3 và cấp độ 4, lúc này việc điều trị bằng thuốc và các biện pháp khác không có hiệu quả. Đồng thời những triệu chứng của bệnh trĩ không những gây bất tiện cho sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

phẫu thuật chữa trĩ nội
Phương pháp phẫu thuật chữa trĩ nội

Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật trĩ đang được áp dụng, bạn có thể tham khảo một số cách như:

  • Cắt khoang niêm mạc: các bác sĩ sẽ tiến hành cắt khoanh niêm mạc cũng với lớp dưới niêm mạc của buổi trĩ. Sau đó kéo niêm mạc từ trên xuống rồi khâu với da của vùng hậu môn.
  • Cắt từng búi trĩ: các bác sĩ sẽ chia búi trĩ thành từng nhóm nhỏ và tiến hành cắt từng nhóm nhỏ. Phương pháp này được chia thành cắt trĩ mở và cắt trĩ kín.
  • Khâu cột động mạch trĩ: phương pháp phẫu thuật này dùng máy siêu âm Dopper để dò động mạch phía trên búi trĩ rồi khâu cột động mạch đó.
  • Phương pháp Longo: cách phẫu thuật này được tiến hành theo phương pháp bác sĩ sẽ dùng máy khâu để khâu vòng quanh niêm mạc trĩ. Nhờ cách này mà các búi trĩ được thu nhỏ, giảm lượng máu lưu thông vào búi trĩ. Muốn hiểu rõ hơn bạn có thể đọc lại bài viết: 5 bước phẫu thuật theo phương pháp Longo

Tùy theo tình trạng bệnh và điều kiện của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

III. Cách phòng ngừa bệnh trĩ nội hiệu quả

Bệnh trĩ nội có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào và làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bạn. Vì vậy, bạn cần phải thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng chống sau:

  • Tăng cường vận động, tránh tình trạng ngồi nhiều, đứng lâu trong thời gian dài. Nếu làm công việc phải ngồi một chỗ, cứ khoảng 1-2 tiếng bạn hãy đứng dậy vận động.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống thật khoa học. Ngoài tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, bạn nên hạn chế sử dụng thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, sử dụng bia rượu và các chất kích thích…
  • Sắp xếp công việc hợp lý để giúp tinh thần luôn thoải mái, hạn chế tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài những thông tin được chúng tôi chia sẻ ở trên, bạn có thể tham khảo thêm cách chữa bệnh trĩ nội qua video sau:

Chúng tôi vừa giúp bạn đọc tìm hiểu các cách chữa bệnh trĩ nội đang được áp dụng hiện nay. Việc điều trị là một quá trình lâu dài nên bạn cần phải kiên trì và áp dụng nhiều phương pháp thì mới hiệu quả. Chúc bạn mau chóng bình phục.

Người đọc nên tìm hiểu thêm:

Đánh giá bài viết
Ẩn

Bình luận

Chữa bệnh trĩ nội không khó nhưng bạn đã áp dụng đúng cách

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.