Nhiều người tự hỏi liệu bị trĩ nội độ 1 có nên đi thắt không ? Tuy bệnh chỉ ở mức độ nhẹ nhưng sẽ ngày càng nặng nếu chúng ta không tiến hành điều trị sớm. Việc nắm rõ các thông tin về việc chữa bệnh sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này. Đây cũng là một trong những kiến thức cần trang bị để giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho mình tốt hơn.
THẮC MẮC:
“Thưa bác sĩ cháu năm nay 21 tuổi hiện đang là sinh viên. Vừa rồi cháu có bị bệnh táo bón dài ngày và sau khi đi vệ sinh xong cháu thấy có máu xuất hiện trong giấy lau và cháu có đi khám ở bệnh viện các bác sĩ ở đây cho biết cháu bị bệnh trĩ nội cấp độ 1. Cháu cũng được cắt thuốc về uống, sau khi uống thuốc các biểu hiện của bệnh của cháu có giảm, bác sĩ bảo cháu là phải thắt trĩ nhưng cháu thấy bảo thắt trĩ thì nó có thể tái phát trở lại. Giờ cháu cũng không biết có nên thắt không. Rất mong nhận được sự tư vấn quý báu từ bác sĩ sớm để cháu có thể điều trị kịp thời. Xin chân thành cám ơn!” (Lệ Thanh – Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh)
TƯ VẤN NHANH:
Trĩ nội độ 1 có nên đi thắt không ?
Chào bạn Thanh! Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chuyên mục. Với câu hỏi của bạn là trĩ nội độ 1 có nên thắt không? Chúng tôi xin trả lời nhanh là nên thắt. Tuy nhiên, để điều trị triệt để và đảm bảo an toàn bạn nên đến những bệnh viện có uy tín để thăm khám và được các bác sĩ chỉ định thắt trĩ hoặc áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Như chúng ta đã biết, trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh trĩ, ban đầu bệnh không gây nguy hiểm cho người bệnh, tuy nhiên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của họ. Những triệu chứng cơ bản của bệnh trĩ nội độ 1 là: Chảy máu hậu môn, khó khăn khi đi đại tiện, ngứa ngáy khó chịu vùng hậu môn, bị thiếu máu, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.
Thắt trĩ chính là thủ thuật thắt đáy búi trĩ bằng một sợi dây thun, phương pháp này nhằm ngăn chặn hoàn toàn dòng máu đến búi trĩ. Khi làm thủ thuật, các bệnh nhân sẽ được đút một ống nội soi đã được làm ấm và bôi trơn vào trong hậu môn để các bác sỹ có thể kiểm tra và đánh giá chính xác tình trạng, mức độ của các búi trĩ. Sau đó, các búi trĩ sẽ được giữ chặt bằng kẹp, một dụng cụ giúp siết chặt dây chun vào đáy búi trĩ.
– Phương pháp thắt búi trĩ không phải ai cũng có thể áp dụng được, thường được chỉ định trong các trường hợp cụ thể sau:
- Chỉ định điều trị cho trĩ nội.
- Chỉ sử dụng cho những búi trĩ ở độ 1 và 2
- Tuyệt đối không áp dụng cho trĩ độ 3 và 4.
# Ưu điểm: Khi áp dụng phương pháp này thường có ưu điểm là cải thiện triệu chứng bệnh trĩ khá tốt so với các phương pháp khác. Đồng thời, hiếm khi tái phát bệnh.
# Nhược điểm: Tuy có ưu điểm như vậy, nhưng phương pháp này cũng có khá nhiều nhược điểm, cụ thể như:
- Chỉ thực hiện được đối với những búi trĩ có kích thước nhỏ và trung bình, trĩ nội độ 1, 2. Tuyệt đối không dùng cho trĩ nội độ 3, 4 và trĩ ngoại.
- Bệnh nhân vẫn cảm thấy đau sau khi thắt búi trĩ, sau khi thắt hậu môn có thể chảy máu, phải sử dụng thuốc cầm máu.
- Nhiều trường hợp bị tuột dây thun phải tiến hành thắt lại.
- Có một số trường hợp hiếm gặp như nhiễm trùng hậu môn, cục máu đông, nứt hậu môn.
Một số lưu ý sau khi thắt búi trĩ bạn cần biết
Thắt búi trĩ bằng dây thun nhằm mục đích ngăn chặn hoàn toàn lượng máu chảy đến các búi trĩ. Tuy nhiên, sau khi thắt búi trĩ, người bệnh cần có một chế độ chăm sóc hợp lý để đảm bảo việc phục hồi được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, cụ thể như sau:
- Sau khi thắt búi trĩ, tuần đầu tiên người bệnh không được hoạt động nặng. Trong 48 – 72 giờ đầu tiên khi có cảm giác muốn đại tiện thì người bệnh cần phải ngồi ngâm nước ấm.
- Khoảng 1 tuần đầu người bệnh nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp,… để tránh gây rặn nhiều khi đi vệ sinh. Nếu cần thiết có thể sử dụng một số thuốc nhuận tràng nhẹ để tránh bị táo bón.
- Trường hợp bị đau nhiều các bác sĩ sẽ kê thêm cho bệnh nhân uống một số thuốc hỗ trợ. Việc sử dụng thuốc cần hết sức chú ý tuân thủ về loại thuốc cũng như liều lượng sử dụng. Nếu có bất cứ phản ứng bất thường nào cũng phải liên hệ ngay với bác sĩ.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều chất xơ, tránh sử dụng thực phẩm cay nóng, chất kích thích để tránh trường hợp bệnh nặng hơn và nhanh chóng hồi phục.
- Nếu phát hiện những biến chứng bất thường như nhiễm trùng huyết gây đau tầng sinh môn, khó tiểu, chảy máu nhiều, loét sau khi thắt búi trĩ thì người bệnh cần nhanh chóng quay trở lại cơ sở y tế để thăm khám.
Mong rằng, qua những thông tin trên đây mọi người sẽ hiểu rõ hơn về phương pháp thắt búi trĩ và có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong quá trình lựa chọn phác đồ điều trị căn bệnh nguy hiểm này. Chúc mọi người sớm khỏi bệnh!
Kinh nghiệm cho người bệnh trĩ:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!