Cách chữa bệnh rò hậu môn hiệu quả nhất được kể đến hiện nay là áp dụng phương pháp nội khoa bằng cách uống thuốc kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ. Hoặc áp dụng phương pháp ngoại khoa bằng cách phẫu thuật bởi các thiết bị hiện đại.
Bệnh rò hậu môn hậu môn nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như rò hậu môn phức tạp, nhiễm trùng chảy mủ, hẹp hậu môn, đứt cơ thắt, đa lỗ rò, ung thư hậu môn. Vì vậy, ngoài việc điều trị người bệnh cũng nên chú ý phòng ngừa để tránh những biến chứng có thể gặp phải.
Biểu hiện bệnh rò hậu môn
Rò hậu môn là giai đoạn sau mãn tính của apxe hậu môn, trong dân gian còn có tên gọi khác là mạch lươn. Căn bệnh này hình thành do nhiễm trùng, tụ mủ, apxe ở các khe nhú trong ống hậu môn, lâu dần chúng vỡ ra và để lại những đường rò. Dựa trên tính chất và vị trí đường rò mà rò hậu môn được phân chia thành nhiều loại khác nhau như: Rò phức tạp, rò đơn giản, rò trong cơ thắt, rò qua cơ thắt, rò ngoài cơ thắt… Khi mắc bệnh rò hậu môn, người bệnh thường có những biểu hiện cụ thể sau:
Rò hậu môn thường khiến người đau nhức, khó chịu, chảy mủ
– Xuất hiện ổ mủ, khối căng cứng: Biểu hiện bệnh rò hậu môn đầu tiên dễ nhận biết nhất đó chính là xuất hiện các ổ mủ, căng cứng. Những vùng cạnh hậu môn xuất hiện các nốt mụn mủ, khi nặn sẽ thấy có mủ vàng chảy ra và có các khối căng cứng ở phần rìa hậu môn. Lượng mủ ban đầu thường ít, nhưng lâu dần sẽ chảy nhiều và gây khó khăn cho việc sinh hoạt, đi lại cho người bệnh.
– Sưng hậu môn, đau nhức, lở loét: Người bệnh rò hậu môn thường cảm thấy đau nhức, ngứa rát, hay bị xì hơi, phân rỉ qua lỗ rò gây viêm nhiễm sâu sau đó gây lở loét và lan rộng hơn. Tùy theo mức độ bệnh và số lượng các mụn mủ khác nhau mà gây sưng đau hậu môn khác nhau.
– Cơ thể bị sốt, mệt mỏi: Biểu hiện bệnh rò hậu môn kèm theo là cơ thể bị sốt, rối loạn nội tiết. Khi đi khám sẽ thấy vùng hậu môn có khối căng, khi ấn vào sẽ rất đau, khi soi hậu môn sẽ thấy các lỗ rò.
Nguyên nhân gây rò hậu môn
Rò hậu môn là căn bệnh khá nguy hiểm, theo các bác sĩ, có khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rò hậu môn, dưới dây là những nguyên chính bạn có thể gặp phải:
– Vệ sinh không sạch sẽ: Hậu môn có chức năng xử là đường đi của chất thải từ cơ thể, do đó nếu không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày đặc biệt là sau khi đi đại tiện xong. Điều này sẽ dễ gây viêm nhiễm, nếu kéo dài sẽ tạo mủ, gây ngứa rát và hình thành nên các đường rò.
– Áp lực vùng hậu môn: Những người thường xuyên mắc chứng táo bón hoặc làm các việc nặng sẽ tạo áp lực lớn tấn công gây tổn thương niêm mạc vùng hậu môn và từ đó sẽ hình thành nên các đường rò.
– Viêm nhiễm hậu môn: Hậu môn là khu vực thường xuyên ẩm ướt nên rất dễ bị vi khuẩn coli, liên cầu, tụ cầu tấn công gây tổn thương niêm mạc hậu môn và hình thành nên các đường rò.
Táo bón lâu ngày có thể gây ra bệnh rò hậu môn nguy hiểm
– Áp xe hậu môn: Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây rò hậu môn phổ biến nhất. Áp xe hậu môn lâu ngày sẽ vỡ mủ khiến cho vùng viêm nhiễm trở nên sâu rộng hơn từ đó hình thành nên bệnh rò hậu môn.
– Sức đề kháng yếu: Những người có sức đề kháng yếu, ăn uống không đầy đủ cũng rất dễ mắc phải chứng rò hậu môn nguy hiểm này.
– Do các bệnh lý khác: Những người có tiền sử mắc một số bệnh như dị vật tầng sinh môn, dị vật vùng hậu môn, ung thư hậu môn trực tràng, ung thư bạch huyết, lao, Crohn, nấm Actinomycosis có khả năng mắc bệnh rò hậu môn rất cao.
– Do một số phẫu thuật: Một số phẫu thuật như cắt tầng sinh môn khi sinh mổ, phẫu thuật cắt búi trĩ, phẫu thuật tuyến tiền liệt rất có khả năng mắc bệnh rò hậu môn.
Cách chữa bệnh rò hậu môn hiệu quả nhất
Hiện nay có rất nhiều cách chữa bệnh rò hậu môn hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình điều trị bệnh cần phải dựa trên từng loại rò và tình trạng sức khỏe của người bệnh như thế nào thì bác sĩ mới chỉ định cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Thông thường, bệnh rò hậu môn được chữa trị bằng những phương pháp sau:
♣ Điều trị nội khoa
Phương pháp này được áp dụng với những trường hợp bệnh rò hậu môn nhẹ, các đường rò nông. Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh, kháng viêm để ngăn sự phát triển của vi khuẩn và giảm các triệu chứng đau khó chịu do bệnh gây ra.
Uống thuốc kháng sinh, kháng viêm điều trị bệnh rò hậu môn
♣ Chữa rò hậu môn bằng Đông y
Đặc biệt, hiện nay trong phương pháp điều trị nội khoa được kể đến một cách chữa trị rò hậu môn an toàn và được nhiều người áp dụng đó chính là sử dụng thuốc Đông y. Chữa rò hậu môn bằng Đông y được thực hiện bằng những bài thuốc sau:
– Bài thuốc 1: Chữa rò hậu môn thể thấp nhiệt.
Bài thuốc này áp dụng cho các trường hợp bệnh mới phát, với những biểu hiện như nóng, đỏ, sưng, đau nhức, chảy mủ vàng, đặc hôi. Kèm theo chứng sốt cao toàn thân, khát, người nặng nề, tiểu tiện vàng đỏ, táo bón.
– Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp.
– Bài thuốc: Tỳ giải thãm thấp thang gia giảm bao gồm các vị thuốc: Tỳ giải, xích linh mỗi vị 12g, ý dĩ 20g, xa tiền thảo 30g, hoàng bá, trạch tả, xích thược, đan bì 10g. Tất cả các vị thuốc đem rửa sạch, sắc uống mỗi ngày một thang và kiên trì trong một thời gian nhất định để hiệu quả trị bệnh cao.
– Bài thuốc 2: Chữa rò hậu môn thể khí huyết hư.
Với bài thuốc này được áp dụng cho các trường hợp bệnh thời kì mạn tính, người bệnh có triệu chứng tại chỗ sưng đau không rõ ràng, mủ ra ít không hôi và loãng, đau ít, toàn thên gầy yếu, kém ăn, lưỡi nhạt, rêu ít, mạch trầm nhược.
– Pháp điều trị: Ích khí dưỡng huyết –trừ thấp.
– Bài thuốc: Bát trân thang gồm các nguyên liệu: Đẳng sâm 20g, phục linh, xích thược, hoàng bá, bạch truật, chích cam thảo, xuyên khung mỗi vị 10g, đương quy, thục địa mỗi vị 12g, hổ trương 30g. Tương tự bài thuốc trên, bạn chỉ cần sắc uống mỗi ngày một thang theo hướng dẫn của thầy thuốc để có hiệu quả trị bệnh cao nhất.
♣ Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa chữa rò hậu môn thường là phẫu thuật, loại phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào nơi sinh sống, vị trí của lỗ rò hậu môn người bệnh. Các phương pháp phẫu thuật điều trị rò hậu môn thường được áp dụng như:
Phẫu thuật rò hậu môn trong những trường hợp bệnh nặng
– Kỹ thuật PPH và HCPT: Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu Hàn Quốc, chuyên điều trị các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng. Quá trình chữa trị, bác sĩ sẽ tiến hành mở đường rò, tháo mủ, loại bỏ hết các ngóc ngách bên trong, lấy đi các tổ chức xơ cứng ra ngoài. Đồng thời bảo tồn cơ thắt và các vùng xung quanh hậu môn.
– Fistulotomy: Kỹ thuật này này được sử dụng trong khoảng 85-95% các trường hợp và liên quan đến việc bác sĩ phẫu thuật cắt mở toàn bộ chiều dài của lỗ rò để làm sạch bên trong. Với phương pháp này cần 1-2 tháng để hồi phục, lành sẹo.
– Kỹ thuật Seton: Phương pháp này được áp dụng nếu bệnh nhân có nguy cơ cao phát triển không kiểm soát khi lỗ rò đi qua cơ thắt
– Advancement flap procedures: Phương pháp được lựa chọn khi lỗ rò được coi là phức tạp, có nguy cơ cao không kiểm soát.
Cách phòng tránh biến chứng của bệnh rò hậu môn
Đối với những trường hợp để rò hậu môn phát triển quá lâu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, lở loét, tăng số lượng đường rò, ung thư rất nguy hiểm. Chính vì vậy, để phòng tránh biến chứng của bệnh rò hậu môn, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
Hạn chế dầu mỡ, đồ ăn cay nóng để phòng ngừa biến chứng bệnh nguy hiểm
+ Cần vệ sinh tại chỗ bằng cách ngâm hậu môn bằng nước ấm pha thuốc sát trùng, điều này giúp loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh và khiến bệnh nặng hơn.
+ Người bệnh rò hậu môn nên bổ sung những thực phẩm nhuận tràng, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước để giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, tránh bị táo bón gây khó khăn cho việc đại tiện, từ đó khiến vết thương chảy máu, nhiễm trùng nguy hiểm.
+ Tránh những thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng, thức ăn mặn, thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ.
+ Hạn chế làm việc nặng vì điều này cũng sẽ khiến cho bệnh thêm nặng nề hơn. Thay vào đó nên có chế độ nghỉ ngơi, làm việc khoa học, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
+ Nên mặc quần áo rộng rãi để tránh bị cọ xát, khi ngồi cần có gối hoặc nệm mềm để tránh làm đau vết thương.
Trên đây là chia sẻ về cách chữa rò hậu môn và phương pháp phòng ngừa biến chứng bệnh hiệu quả. Mọi người có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này và từ đó có biện pháp xử lý đúng cách nếu không may mắc phải. Tốt nhất, nếu thấy những triệu chứng của bệnh thì nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám, tránh để lâu bệnh nặng rất khó chữa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe!
♣ Kiến thức cho người bệnh:
Bài được quan tâm
Suýt trầm cảm vì bị trĩ sau sinh, bà mẹ trẻ đã thoát khỏi nó như thế nào?
Mẹ bầu chia sẻ về hành trình thoát khỏi bệnh trĩ – Kỳ tích nhờ phương thuốc cổ truyền
Chuyên Gia TƯ VẤN Về Bệnh Trĩ & Giải Pháp Điều Trị Không Cần Phẫu Thuật
Tổng hợp các bài thuốc dân gian giúp loại bỏ bệnh trĩ tại nhà an toàn, hết đau đớn
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!