Búi trĩ là gì? cách nhận biết và giảm đau búi trĩ tại nhà

Do trĩ ở vùng kín nên tương đối khó quan sát hơn so với các bệnh lý khác. Tuy nhiên vẫn có những cách tự nhận biết búi trĩ là trĩ nội hay trĩ ngoại, từ đó giúp bệnh nhân có những hướng can thiệp và điều trị hiệu quả từ khi bệnh mới khởi phát để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

nhận biết trĩ nội và trĩ ngoại
Những cách nhận biết trĩ nội và trĩ ngoại qua dấu hiệu bệnh

Búi trĩ là gì?

Búi trĩ là một đặc điểm nhận diện quan trọng ở người mắc bệnh trĩ. Đây là tình trạng các tĩnh mạch trực tràng hậu môn bị giãn ra do tác động của nhiều yếu tố trong sinh hoạt, lối sống,… từ đó xuất hiện các búi trĩ. Thông thường một người mắc bệnh trĩ có thể có một hoặc nhiều búi trĩ xuất hiện phía trên đường lược hoặc thừa ngoài hậu môn. Từ vị trí xuất hiện trĩ mà có thể chia làm hai dạng trĩ phổ biến là trĩ nội và trĩ ngoại với các đặc điểm khác nhau ở mỗi dạng.

Hiện nay tỉ lệ mắc trĩ ở các nước dao động từ 30 – 40% dân số trưởng thành, đặc biệt là nhóm tuổi ngoài 40. Tuy là căn bệnh phổ biến nhưng không phải bệnh nhân nào cũng biết cách nhận diện các dấu hiệu của bệnh trĩ. Điều này dẫn đến những chậm trễ trong can thiệp và điều trị.

Hiểu thêm về bệnh trĩ qua video dưới đây 

Dấu hiệu nhận biết búi trĩ

Các dấu hiệu của bệnh trĩ dù là trĩ nội hay trĩ ngoại đều có những đặc điểm tương đối giống nhau. Người mắc bệnh trĩ có thể nhận biết được một số dấu hiệu nhận biết búi trĩ như:

  • Đi tiêu ra máu, có thể đau hoặc không đau, thường là máu tươi
  • Có các dấu hiệu ngứa ngáy hoặc kích ứng ở vùng hậu môn của bệnh nhân
  • Xuất hiện cảm giác khó chịu, ngứa rát vùng hậu môn
  • Sưng đau xung quanh khu vực hậu môn của bệnh nhân
  • Trong một số trường hợp, bệnh nhân còn có thể cảm nhận được các khối u và cảm giác đau gần hậu môn, thường do trĩ huyết khối gây ra

Khi có các triệu chứng trên, tùy theo vị trí mà có thể tiếp tục chia bệnh trĩ thành trĩ nội và trĩ ngoại với những cách nhận biết như sau:

1. Cách nhận biết búi trĩ nội

Đa số những trường hợp trĩ nội thường nằm bên trong trực tràng của bệnh nhân. Hầu hết những trường hợp bị trĩ nội thường không thể nhìn thấy cũng như rất khó để cảm nhận được các dấu hiệu của bệnh trĩ nội. Một số trường hợp bị trĩ nội khi mới khởi phát không gây ra nhiều khó chịu. Thông thường bệnh trĩ nội có 4 cấp độ chính bao gồm:

Trĩ nội cấp độ I

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ tương đối khó nhận biết đối với trĩ nội cấp độ I. Do ở giai đoạn này trĩ chưa hình thành một cách rõ rằng hoặc đã hình thành nhưng chưa lộ ra ngoài, khó quan sát và nhận biết. Những trường hợp này thường chỉ có hiện tượng chảy máu hậu môn, ngoài ra không có nhiều triệu chứng đáng chú ý.

Trĩ nội cấp độ II

Những trường hợp trĩ nội cấp độ 2 thường dễ nhận biết hơn do búi trĩ đã bắt đầu lộ ra ngoài hậu môn khi đi vệ sinh. Tình trạng này thường kèm theo các dấu hiệu đau rát, chảy máu. Búi trĩ ở mức độ này thường chưa lớn có thể co lại sau khi đi vệ sinh nên bệnh nhân cũng khó phát hiện ra được các dấu hiệu của bệnh trĩ. Búi trĩ nội ở cấp độ 2 có những ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt của bệnh nhân, tuy nhiên chưa ở mức độ nghiêm trọng, chưa ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân.

Trĩ nội cấp độ III

Những trường hợp trĩ nội cấp độ 3 thì các dấu hiệu bệnh tương đối khó chịu, búi trĩ đã bắt đầu lớn đến một mức độ nhất định, gặp phải tình trạng đau nhiều hơn. Ở giai đoạn này máu cũng chảy ít hơn. Búi trĩ ở giai đoạn này có thể lòi hẵn ra ngoài mà không tự thụt vào được nữa, bệnh nhân phải dùng tay đẩy thì búi trĩ mới có thể thụt vào. Giai đoạn này, tình trạng sa búi trĩ có thể dẫn đến nhiễm trùng, sa nghẹt trĩ, nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ cũng như nhiều ảnh hưởng khác nặng hơn cho người bệnh.

Trĩ nội cấp độ IV

Đây là giai đoạn bệnh trĩ tiến triển nặng nề nhất, búi trĩ đã bắt đầu lòi ra ngoài. Ở giai đoạn này bệnh nhân không thể đưa được búi trĩ vào như trước, dẫn đến nguy cơ sa nghẹt trĩ, nhiễm trùng, hoại tử rất cao. Đây cũng là giai đoạn mà hầu như bệnh nhân không thể điều trị can thiệp được bằng các phương pháp nội khoa, dùng thuốc.

4 dấu hiệu của trĩ nội
4 dấu hiệu của trĩ nội theo từng mức độ nặng nhẹ

Đối với trĩ nội độ 1 và 2 thì bệnh nhân thường khó phát hiện, thường phải dùng gương hoặc nhờ người thân (bố mẹ, vợ chồng) xem hộ. Trĩ nội độ 3 và 4 khi kéo rộng mép hậu môn hoặc khi rặn mặnh có thể quan sát thấy búi trĩ lộ ra ngoài. Riêng cấp độ 4 tương đối dễ nhận thấy dấu hiệu trĩ, có thể dễ nhìn thấy thường xuyên.

2. Cách nhận biết búi trĩ ngoại

So với trĩ nội, trĩ ngoại tương đối dễ nhận biết hơn đồng thời người bị trĩ ngoại cũng dễ phát hiện được sớm hơn. Những trường hợp bị trĩ ngoại có thể được nhận biết bằng một số dấu hiệu sau đây:

  • Có các mảnh da thừa tại hậu môn, đây thực chất là các búi tĩnh mạch trực tràng có hình dạng ngoằn nghoèo.
  • Búi trĩ có thể sưng phồng lên và xẹp xuống khi dùng tay ấn nhẹ
  • Tại vị trí trĩ ngoại cũng thường có dấu hiệu chảy máu, sưng mủ nước, đau nhức khi đại tiện và có xu hướng tiến triển nặng dần
  • Trong thời gian có trĩ ngoại, bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ

So với trĩ nội, trĩ ngoại có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường vì vị trí trĩ ngoại nằm ngay bên ngoài hậu môn, tại đám rối tĩnh mạch, thường bao gồm 2 đám rối tĩnh mạch thông với nhau.

dấu hiện nhận biết bệnh trĩ ngoại
Trĩ ngoại tương đối dễ nhận biết hơn so với trĩ nội vì các triệu chứng thường ở rìa hậu môn

Nên làm gì khi phát hiện ra búi trĩ?

Xử lý đúng cách khi phát hiện bệnh trĩ rất quan trọng, vì đây là bước giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh, tránh bệnh tiến triển nặng hơn, tạo thuận lợi cho quá trình điều trị. Khi bị trĩ, bệnh nhân cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Thăm khám sớm để được các bác sĩ tư vấn và can thiệp kịp thời, tránh tâm lý ngại ngùng làm bệnh nặng hơn và khó chữa
  • Hạn chế ngồi lâu trong thời gian dài
  • Kiêng thức ăn cay nóng, các chất kích thích, rượu bia
  • Uống đủ nước và bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ
  • Tăng cường luyện tập để cải thiện sức khỏe với các bài tập thể dục, đi bộ, bơi lội
  • Tránh nâng vật nặng, tập luyện nặng như cử tạ, chạy nhanh,…

Một số cách nhận diện bệnh trĩ là trĩ nội hay trĩ ngoại trên đây có thể giúp bạn có hướng cải thiện các triệu chứng bệnh một cách phù hợp nhất. Ngoài ra những  lưu ý cần biết khi có các dấu hiệu của bệnh trĩ cũng giúp bạn có những điều chỉnh phù hợp và cần thiết để cải thiện các dấu hiệu của căn bệnh khó chịu này. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Người mắc bệnh trĩ cần biết

Đánh giá bài viết
Ẩn

Bình luận

Búi trĩ là gì? cách nhận biết và giảm đau búi trĩ tại nhà

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.