9 Bài thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả quanh nhà

Bệnh trĩ theo cách gọi dân gian là bệnh lòi dom, một trong những căn bệnh cực kỳ khó chịu cho người mắc phải. Trong số những cách chữa bệnh trĩ, nhiều bài thuốc nam tự nhiên quanh nhà được khá nhiều bệnh nhân quan tâm vì đơn giản, dễ áp dụng và khá phổ biến.

Hiện nay, tình trạng bệnh trĩ ở nước ta tương đối phổ biến, dù chưa có thống kê chi tiết và cụ thể nhưng theo các chuyên gia ước tính thì tỉ lệ này rơi vào khoảng 40 – 50% ở người trưởng thành, đặc biệt là nhóm tuổi ngoài 40.

thuốc Nam dành cho người trĩ
Những bài thuốc Nam dành cho người bệnh trĩ

I. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ (hemorrhoids) là tình trạng các tĩnh mạch vùng hậu môn sưng lên, đôi khi gây ra tình trạng đau hậu môn. Tùy theo mức độ và tiến triển của bệnh mà tình trạng sưng có thể nặng hơn và lồi thành từng búi, gọi là búi trĩ. Đây là đặc trưng chính của bệnh trĩ, tùy mức độ của mỗi người mà khi mắc bệnh trĩ có thể xuất hiện một hoặc nhiều búi trĩ.

Bệnh trĩ tuy không ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân nhưng đây lại là căn bệnh đặc  biệt khó chịu, ảnh hưởng đến các hoạt động, công việc của bệnh nhân. Điều này khiến cho chất lượng sống của bệnh nhân suy giảm nghiêm trọng.

II. Điểm mặt một vài nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Nguyên nhân của bệnh trĩ liên quan mật thiết đến quá trình giãn nỡ của các tĩnh mạch, cơ và mô xung quanh hậu môn. Khi quá trình giãn nở này đạt đến một mức độ nhất định thì có thể hình thành búi trĩ và gây ra tình trạng bệnh trĩ. Trong cuộc sống, bạn có thể gặp phải tình trạng bệnh trĩ do một số yếu tố sau đây:

1. Quá trình lão hóa

Lão hóa là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bệnh trĩ. Do đó đa số những trường hợp mắc bệnh trĩ thường gặp ở người trưởng thành từ 45 tuổi trở lên. Những trường hợp này khả năng đàn hồi của các mô, cơ và búi trĩ bị lão hóa đáng kể, khiến cho búi tĩnh mạch hậu môn bị chùng và giãn theo. Nếu bệnh nhân có các thói quen sinh hoạt, đại tiện không khoa học, hợp lí thì tình trạng bệnh trĩ sẽ có nguy cơ xảy ra rất cao.

bệnh trĩ do quá trình lão hóa
Quá trình lão hóa góp phần gây ra nhiều bệnh, trong đó có bệnh trĩ

2. Táo bón

Người mắc bệnh táo bón thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc đại tiện. Căn bệnh này cũng khiến cho họ thường xuyên phải rặn, dẫn đến tình trạng đau đớn và khó chịu vùng hậu môn. Lâu dần, hành động rặn kéo dài sẽ khiến cho nguy cơ giãn búi tĩnh mạch và các mô hậu môn tăng lên đáng kể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân.

Về lâu dài, người bị táo bón thường xuyên, đặc biệt là người bị táo bón mãn tính sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bị trĩ. Chính vì vậy các chuyên gia khuyên người bị táo bón kéo dài phải điều trị sớm cũng như điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng cho phù hợp để tránh bị trĩ do táo bón.

bệnh trĩ do táo bón
Táo bón là một trong những nguyên nhân dễ gây ra bệnh trĩ

3. Thói quen ngồi lâu

Tương tự như táo bón, thói quen ngồi lâu cũng rất ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Không chỉ gây ra nhiều bệnh lý cột sống, xương khớp, người thường xuyên ngồi trong thời gian dài cũng có nguy cơ mắc các vấn đề về trĩ do các mô, dây chằng, cơ vùng hậu môn bị ảnh hưởng. Từ đó kéo theo tình trạng giãn, chùng các búi tĩnh mạch hậu môn, dẫn đến tình trạng táo bón, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bên cạnh thói quen ngồi lâu thông thường, thói quen đi vệ sinh quá lâu cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bệnh trĩ do các cơ, mô và tĩnh mạch vùng hậu môn chịu sức ép trong thời gian dài.

4. Ảnh hưởng của quá trình mang thai

Trong quá trình mang thai, ảnh hưởng của việc gia tăng cân nặng cũng khiến cho thai phụ gặp nhiều rắc rối như đau lưng, bệnh trĩ. Tuy nhiên tỉ lệ này không quá phổ biến và hầu hết trĩ khi mang thai ở mức độ nhẹ, dễ điều trị. Trừ những trường hợp thai phụ đã có bệnh trĩ trước đó. Thời gian mắc bệnh trĩ phổ biến ở phụ nữ mang thang là giai đoạn thứ II kéo dài đến những tháng cuối thai kỳ.

Càng về những tháng cuối thai kỳ thì các tĩnh mạch vùng chậu càng có ít không gian để lưu thông máu ra vào dẫn đến phình thành ruột và căng các mô, cơ, các búi tĩnh mạch. Mặt khác, ảnh hưởng của nội tiết tố trong thời gian mang thai cũng là yếu tố gây ra sự lỏng lẻo chung của các mô, bao gồm thành tĩnh mạch. Điều này khiến cho thành tĩnh mạch không còn khỏe và chắc. Chúng dễ bị sưng lên, mở rộng và cũng dễ hình thành búi tĩnh mạch gây ra bệnh trĩ.

bệnh trĩ trong thai kỳ
Giai đoạn 2 của thai kỳ là một trong những giai đoạn dễ gây ra bệnh trĩ

5. Nâng vật nặng trong thời gian dài

Người thường xuyên nâng vật nặng trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng đau vùng hông, thắt lưng, ảnh hưởng đến các dây chằng cơ, các mô ở khu vực này. Bên cạnh đó, hành động này cũng có thể dẫn đến tình trạng sa các búi tĩnh mạch ở vùng hậu môn, dẫn đến tình trạng bệnh trĩ.

Đối với những trường hợp đã mắc bệnh trĩ mà không biết, tiếp tục mang vác vật nặng sẽ khiến cho tình trạng căng trương khu vực trĩ nặng hơn, làm cho búi trĩ nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn nặng. Điều này cũng gây ra ảnh hưởng lớn cho sức khỏe của bệnh nhân, khiến việc điều trị gặp khó khăn.

6. Ảnh hưởng của bệnh béo phì

Người béo phì nằm trong nhóm bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn so so với người bình thường. Nguyên nhân do ảnh hưởng của cân nặng dư thừa tác động quá mức đến tình trạng đám rối tĩnh mạch quanh hậu môn. Người bị béo phì cũng ít vận động nên các cơ này thường yếu, ít khỏe, khả năng nâng đỡ kém.

Ngoài ra, những người bệnh béo phì thường có chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo, dầu mỡ. Đây là những loại thức ăn thường gây khó tiêu và dễ dẫn đến tình trạng táo bón. Từ đó càng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

bệnh trĩ do béo phì
Những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn người bình thường

Ngoài một số nguyên nhân phổ biến nêu trên thì di truyền và quan hệ tình dục đường hậu môn,… cũng là một số yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến tình trạng bệnh trĩ. Đây là những yếu tố bạn cần biết và lưu ý trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày để đề phòng bệnh trĩ cũng như tránh làm cho căn bệnh này nặng thêm.

III. Tác dụng chữa bệnh trĩ của thuốc Nam

Bên cạnh thuốc Đông Y, các loại thuốc Nam cũng được nhiều người lựa chọn để sử dụng bởi nhiều đặc tính riêng. Các thành phần dược liệu của thuốc Nam đều sử dụng hoàn toàn các loại thảo mộc bản địa ở nước ta. Cách chế biến các loại thuốc Nam chủ yếu xoay quanh những thảo dược dạng tươi hoặc sấy khô là chủ yếu, nhìn chung khá đơn giản và dễ thực hiện, không cầu kỳ như một số thuốc Đông Y.

IV. 9 Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam quanh nhà

Đối với bệnh trĩ, các loại thuốc Nam cũng có những hiệu quả nhất định trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, những bài thuốc Nam chữa bệnh trĩ đa số thường có tác dụng nhất định đối với những trường hợp nhẹ. Những nguyên liệu thuốc Nam được sử dụng để chữa bệnh trĩ cũng rất quen thuộc và đơn giản, dễ tìm:

1. Dùng lá cây thiên lý

Cây thiên lý (Telosma cordata) là một trong những loại cây quen thuộc ở nước ta, thường được sử dụng làm thực phẩm đồng thời còn được dân gian sử dụng để chữa nhiều bệnh thường gặp trong cuộc sống. Trong thành phần hóa học của cây thiên lý có chứa nhiều ancaloit, một hoạt chất rất tốt cho sức khỏe. Trong đó tác dụng của cây thiên lý đối với tình trạng bệnh trĩ cũng rất đáng chú ý. Bạn có thể sử dụng lá cây thiên lý để cải thiện tình trạng bệnh trĩ theo những bước sau:

Chuẩn bị

  • Lá thiên lý khoảng 100g (chọn loại còn non)
  • Muối ăn khoảng 5g (khoảng 3g)
  • Nước sạch khoảng 30ml

Thực hiện

  • Rửa sạch lá thiện lý sau đó để ráo
  • Giã lá thiên lý với phần muối ăn sau đó cho thêm nước vào và lọc qua gạc để lấy nước trong
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ với nước sạch, nước muối loãng hoặc thuốc tím loãng,…
  • Sử dụng bông tẩm với dung dịch trên sau đó đắp vào khu vực bị trĩ khoảng 30 phút
  • Rửa lại với nước sạch và lau khô bằng khăn bông
  • Bạn có thể thực hiện cách này khoảng 1 – 2 lần trong khoảng 3 – 4 ngày để cải thiện tình trạng đau nhức, viêm sưng do bệnh trĩ gây ra
chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý
Lá thiên lý có nhiều lợi ích cho người mắc bệnh trĩ

2. Vỏ củ ấu

Củ ấu (Trapa natans L.) là một loại thực phẩm quen thuộc với nhiều người Việt Nam. Đây là một trong những loại thực phẩm giàu tinh bột, đạm thực vật, protid, albumin, chất béo, các loại vitamin và một số loại chất khoáng,… Không chỉ được dùng làm thực phẩm, củ ấu còn có các tác dụng cải thiện tình trạng bệnh trĩ, giảm các triệu chứng đau, viêm do bệnh trĩ. Có thể sử dụng vỏ củ ấu cho người bệnh trĩ theo các bước sau:

Chuẩn bị

  • Củ ấu khoảng 10 quả
  • Dầu mè

Thực hiện

  • Củ ấu rửa sạch, tác lấy vỏ và đem phơi khô
  • Nghiền vỏ củ ấu đã phơi thành bột mịn sau đó cho vào một lọ thủy tinh để dùng dần
  • Trước khi thực hiện cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ với nước, lau bằng khăn bông mềm
  • Lấy một ít bột củ ấu trộn đều cùng một ít dầu mè bôi lên vùng hậu môn bị trĩ
  • Có thể thực hiện khoảng 3 – 4 lần / ngày để cải thiện tình trạng đau vùng hậu môn
  • Sau khi bôi khoảng 30 phút thì rửa lại hậu môn với nước sạch và lau khô
chữa bệnh trĩ bằng vỏ củ ấu
Vỏ củ ấu giúp làm dịu các dấu hiệu của bệnh trĩ

3. Lá hương nhu

Hương nhu trắng (Herba Ocimi gratissimi) và hương nhu tía (Herba Ocimi sancti) là những loại cây sống lâu năm ở nước ta, có nhiều công dụng tích cực đối với sức khỏe. Thành phần của lá hương nhu có rất nhiều các tinh dầu với những tác dụng tích cực đối với sức khỏe nên thường được dùng làm hương liệu cũng như sử dụng trong điều trị một số bệnh thường gặp. Trong y học cổ truyền, loài cây này được xếp vào nhóm tính ôn, kháng khuẩn tốt. Người bị bệnh trĩ có thể tham khảo các bước thực hiện sau:

Chuẩn bị

  • Cây hương nhu khoảng 600g (lựa chọn những cây còn tươi)

Thực hiện

  • Rửa sạch cây hương nhu, loại bỏ các phần sâu úa và để ráo
  • Cho cây hương nhu vào nồi sau đó đổ thêm vào 2 lít nước và đun sôi lên
  • Đổ nước hương nhu vừa đun sôi vào chậu nước tắm, sau đó xông hơi vùng hậu môn đang bị trĩ
  • Mỗi lần có thể thực hiện khoảng 10 – 15 phút
  • Cách này có thể giúp cải thiện tình trạng đau và khó chịu do bệnh trĩ gây ra
lá hương nhu chữa bệnh trĩ
Cải thiện bệnh trĩ với lá hương nhu

 

4. Lá sung và ngải cứu

Ngải cứu (Artemisia vulgaris L) là một trong những thành phần quen thuộc đối với nhiều người, có những tác dụng chính trong việc cải thiện viêm sưng, tuần hoàn, điều hòa kinh nguyệt, cải thiện vết thương,… Lá sung (Ficus glomerata) cũng được xem là một loại lá có nhiều tác dụng cải thiện xây xát ngoài da, cải thiện tình trạng ngứa, sưng, viêm, nhọt,… Có thể phối hợp hai lọai lá này để giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trĩ gây ra. Người bệnh trĩ có thể dùng lá sung và ngải cứu theo các bước sau:

Chuẩn bị

Mỗi nguyên liệu khoảng 1 nắm, bao gồm:

  • Ngải cứu
  • Lá sung
  • Lá lốt
  • Nghệ vàng
  • Bồ kết
  • Cúc tần

Thực hiện

  • Bồ kết nấu lấy nước để sử dụng
  • Rửa sạch các nguyên liệu còn lại sau đó giã nhuyễn
  • Cho nước bồ kết vào cùng với những nguyên liệu khác sau đó đun sôi lên
  • Khi hỗn hợp đã sôi thì tắt bếp sau đó cho ra một chậu tắm rồi dùng để xông hậu môn
  • Thực hiện cách này khoảng 15 phút để giảm các triệu chứng sưng, đau do bệnh trĩ gây ra.
  • Bạn có thể thực hiện cách này mỗi ngày 1 lần để giúp cải triệu chứng của bệnh trĩ
lá sung và ngải cứu chữa bệnh trĩ
Sự kết hợp giữa lá sung và cây ngải cứu đem đến nhiều lợi ích cho người mắc bệnh trĩ

5. Rau diếp cá

Cây diếp cá (Houttuynia cordata Thunb.) là loại cây rất phổ biến ở nhiều vùng miền trên nước ta. Đây là loại cây thường dùng làm thực phẩm cũng như sử dụng để chữa một số chững bệnh thông thường, phổ biến trong dân gian. Loại cây này có rất nhiều tinh dầu, được y học cổ truyền xếp vào nhóm dược liệu vị chua, mùi tanh, tính mát, tác động chủ yếu vào kinh phế. Loại cây này từ lâu được cho là có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu thủng, nhiễm khuẩn,… Có thể dùng rau diếp cá chữa bệnh trĩ theo các cách sau:

Chuẩn bị

  • Rau diếp cá tươi khoảng 50g
  • Muối tinh

Thực hiện

  • Rửa sạch phần rau diếp cá tươi sau đó giã nhỏ
  • Cho nước muối vào pha loãng với nước và vệ sinh sạch vùng hậu môn sau đó lau khô với khăn bông sạch
  • Rau diếp cá sau khi giã thì đem đắp vào vị trí bị trĩ ở hậu môn
  • Giữ nguyên trong khoảng 30 – 45 phút sau đó rửa lại vùng hậu môn với nước sạch rồi lau khô
  • Có thể thực hiện cách này đều đặn mỗi ngày 1 lần để cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ
chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Rau diếp cá có tính mát, giúp làm dịu đáng kể những triệu chứng của bệnh trĩ

6. Vỏ quả hồng

Cây hồng là một trong những loại cây ăn quả khá quen thuộc và phổ biến. Không chỉ là một loại quả giàu dinh dưỡng, tốt cho da, giúp thanh lọc cơ thể, hồng còn có những lợi ích nhất định cho người bệnh trĩ, nhất là tác dụng làm dịu và giảm đau nhanh trên vùng da mắc bệnh trĩ. Dân gian thường sử dụng riêng vỏ của quả hồng phơi khô để làm dược liệu, giúp cải thiện nhiều chứng bệnh, trong đó có bệnh trĩ. Dưới đây là một số bước để cải thiện tình trạng bệnh trĩ bằng vỏ quả hồng

Chuẩn bị

  • Vỏ hồng khoảng 150g (lựa chọn loại không bị sâu bệnh)

Thực hiện

  • Phơi vỏ hồng sau đó sấy khô và giã nhuyễn thành bột mịn
  • Bạn lấy thêm một chén nước gạo pha với bột mịn và uống hằng ngày
  • Sử dụng cách này trong một thời gian nhất định để cải thiện tình trạng bệnh trĩ, giảm các dấu hiệu khó chịu do táo bón ảnh hưởng đến bệnh trĩ
chữa bệnh trĩ bằng vỏ quả hồng
Vỏ quả hồng giàu dinh dưỡng, có tác dụng thanh lọc cơ thể

7. Cây lá bỏng

Lá bỏng là một trong những thành phần rất quen thuộc, được biết đến với nhiều tên gọi như cây sống đời, cây trường sinh, diệp sinh căn,… Theo y học cổ truyền, cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát, có tác dụng chính trong lưu thông khí huyết, tiêu độc, giảm đau và sưng phù,… Đây là những công dụng khá hữu ích cho những bệnh nhân mắc bệnh trĩ

Chuẩn bị

  • Lá bỏng khoảng 10 lá (có thể chia làm 4 lá buổi sáng, 4 lá buổi chiều, 2 lá buổi tối)

Thực hiện

  • Cây lá bỏng rửa sạch sau đó giã nát
  • Vệ sinh vùng hậu môn có dấu hiệu trĩ với nước sạch sau đó lau khô với khăn bông
  • Lấy phần lá bỏng đã giã nát đắp vào khu vực hậu môn bị trĩ
  • Giữ nguyên trong khoảng 30 – 45 phút sau đó rửa lại với nước sạch
  • Có thể áp dụng cách này khoảng 3 tuần – 1 tháng để cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn
chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng
Cây lá bỏng là loại cây quen thuộc, có nhiều lợi ích trong giảm đau, viêm, sưng phù,…

8. Lá lược vàng

Lược vàng là loại lá có thành phần nhiều chất kháng viêm, chống oxy hóa như flavoinoid, steroid cùng với nhiều khoáng tố vi lượng khác. Sử dụng lá lược vàng giúp cải thiện một số vấn đề như sưng đau, kháng viêm, hoạt huyết, sát khuẩn, tăng sức bền thành mạch,… Cách dùng lá lược vàng để cải thiện tình trạng sức khỏe cho người bệnh trĩ cũng khá đơn giản:

Chuẩn bị

  • Khoảng 5 lá lược vàng (loại lá già)
  • Muối tinh

Thực hiện

  • Lá lược vàng đem đi rửa sạch, để ráo
  • Sau đó đem lá lược vàng đi giã nhỏ cùng với một chút muối tinh
  • Vệ sinh hậu môn với nước sạch cho sạch sẽ sau đó dùng khăn bông mềm để lau khô nhẹ nhàng
  • Đắp lá lược vàng trực tiếp lên hậu môn tại vị trí có trĩ
  • Giữ nguyên trong khoảng 30 – 45 phút sau đó rửa lại với nước sạch khu vực bị trĩ
chữa bênh trĩ bằng lá lược vàng
Lá lược vàng có nhiều chất kháng viêm, kháng khuẩn, hoạt huyết

9. Lá trầu không

Trầu không (Piper betle L.) là một trong những dược liệu quen thuộc trong dân gian dùng để nhai, làm sạch và thơm miệng. Ngoài ra, trầu không còn được sử dụng để điều trị và cải thiện nhiều bệnh lý. Thành phần của trầu không có chứa rất nhiều tinh dầu thơm có vị nồng như phenol, betel phenol, eugenol, chavicol và một số hợp chất phenolic. Đây là những thành phần rất có lợi cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ nhờ những đặc tính làm dịu cơn đau, cải thiện các triệu chứng viêm sưng khó chịu

Chuẩn bị

  • Lá trầu không (khoảng 10 – 15 lá)

Thực hiện

  • Rửa sạch lá trầu không sau đó đun sôi lên với nước lọc
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ với nước sau đó lâu khô lại với khăn bông mềm
  • Để cho nước nguội bớt sau đó ngâm hậu môn vào khoảng 20 phút
  • Sau khi nước nguội thì vệ sinh lại hậu môn và lau khô
  • Áp dụng cách này nhằm giúp bạn giảm đáng kể các dấu hiệu khó chịu của bệnh trĩ
lá trầu không chữa bệnh trĩ
Lá trầu không là nguyên liệu có nhiều tính kháng viêm, kháng khuẩn

Biến chứng của bệnh trĩ nếu không điều trị sớm

Tương tự như nhiều bệnh lý khác, đối với bệnh trĩ, nếu không có những giải pháp điều trị kịp thời thì tình trạng diễn tiến nặng cũng như các biến chứng rất có thể xảy ra. Mặc dù bệnh trĩ và các biến chứng bệnh trĩ không đe dọa tính mạng của bệnh nhân nhưng cũng không thể xem thường vì những biến chứng này đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của người bệnh. Một số biến chứng do bệnh trĩ gây ra gồm có:

  • Tắc mạch trĩ ngoại, tạo thành bọc máu, gây đông máu trong lòng mạch máu,… gây đau rát cho bệnh nhân thường xuyên trong các hoạt động hằng ngày, đặc biệt là đại tiện
  • Tắc mạch trĩ nội, thường ít xảy ra hơn so với tắc mạch trĩ ngoại, tuy nhiên cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và đại tiện của người bệnh
  • Nhiễm khuẩn của trĩ dẫn đến tình trạng viêm khe, viêm nhú do trĩ gây ra trên đường lược. Tình trạng này cũng gây nóng rát, ngứa ngáy dữ dội, kèm theo nguy cơ hoạt tử vùng hậu môn
  • Những biến chứng nặng của bệnh trĩ còn có thể gây ra bội nhiễm, đặc biệt là trong những trường hợp trĩ đã tiến triển nặng, lòi ra ngoài và có chảy máu liên tục

Bệnh trĩ đơn thuần vốn đã gây ra nhiều xáo trộn trong công việc và cuộc sống của người bệnh. Đối với những trường hợp bệnh trĩ đã tiến triển nặng, dẫn đến biến chứng thì ảnh hưởng sẽ càng nặng nề hơn. Do đó, để tránh những biến chứng này khi mắc bệnh trĩ, người bệnh cần đặc biệt chú ý điều trị sớm khi bệnh còn trong giai đoạn nhẹ để đạt kết quả tối ưu nhất.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Nam

Tương tự như các phương pháp khác, dùng thuốc nam chữa bệnh trĩ muốn đạt hiệu quả cao, người bệnh cần hiểu rõ về các loại thuốc mà mình sử dụng cũng như một số lưu ý cần thiết khi sử dụng chúng. Khi dùng thuốc Nam, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Dùng đúng loại thuốc theo từng  thể bệnh để đạt được hiệu quả tối ưu nhất trong điều trị, để biết rõ thể bệnh của mình, bạn có thể trao đổi với các bác sĩ, thầy thuốc
  • Tác dụng của các loại thuốc Nam thường chỉ hiệu quả đối với những trường hợp bệnh trĩ trong giai đoạn nhẹ như độ 1. Ở những giai đoạn nặng hơn thì tác dụng của các loại thuốc thường không đạt hiệu quả điều trị như mong muốn, cần phải thực hiện các thủ thuật can thiệp khác. Bệnh nhân cần hết sức lưu ý vấn đề này
  • Sử dụng thuốc Nam thường kéo dài trong vòng nhiều tháng tùy theo cơ địa của từng bệnh nhân. Tuy nhiên sau từng liệu trình nhất định từ 3, 5, 7 ngày phải nghỉ xen kẽ để theo dõi tiến triển của bệnh rồi mới sử dụng tiếp, ngừng hẳn hoặc chuyển sang phương pháp khác nếu cơ thể không đáp ứng với thuốc
  • Khi cần kết hợp thuốc Nam và các loại thuốc khác, đặc biệt là với thuốc Tây cần có chỉ định của bác sĩ
  • Cần lựa chọn các nguyên liệu đảm bảo chất lượng, tránh sử dụng các nguyên liệu giập nát, kém chất lượng, hư, cũ,… sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều trị bệnh
  • Với từng cơ địa, hiệu quả điều trị có thể khác nhau, do đó cần phải tùy vào cơ địa mà có những điều chỉnh hợp lý
  • Để đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng các loại thuốc Nam, bệnh nhân cần điều chỉnh

Có rất nhiều loại thuốc Nam gần gũi, hữu ích trong điều trị nhiều bệnh lý, bao gồm cả bệnh trĩ. Lựa chọn hợp lý các phương pháp với nguyên liệu thuốc Nam phù hợp với cơ địa của mỗi người là giải pháp hữu hiệu để điều trị và cải thiện tình trạng bệnh ở những giai đoạn mới chớm. Hi vọng một số lưu ý trên có thể giúp bạn sớm cải thiện được căn bệnh khó chịu này. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Người mắc bệnh trĩ cần biết những thông tin sau

Đánh giá bài viết
Ẩn

Bình luận

9 Bài thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả quanh nhà

Bình luận

  1. tôi bị trĩ ngoại đã sa ra ngoài đau rát khó chịu, sau 1 tuần áp dụng bài thuốc xông (bài1) búi trĩ đã co lại hết đau.Mọi người ai mắc bệnh này nên áp dụng để đỡ khổ vì bệnh. Cùng với xông tôi ăn lá rau diếp cá với 2 bữa ăn trong ngày, chỉ trong 1 tuần tôi đã thấy như không còn bệnh nữa. Cảm ơn mọi người đã đăng tải bài thuốc quý này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.