Nhận biết hình ảnh bệnh trĩ hỗn hợp, nội, ngoại ngay khi bị bệnh

Việc nhận biết hình ảnh bệnh trĩ là điều hết sức quan trọng, giúp chúng ta dễ dàng hình dung ra được sự khác nhau giữa các loại bệnh trĩ cũng như tác hại của nó. Từ đó có nhận thức đúng đắn hơn trong việc lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất. 

Càng ngày xã hội càng phát triển thì số bệnh nhân mắc bệnh trĩ lại không ngừng gia tăng, đó là do thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày kém khoa học. Bệnh sẽ gây ra hàng loạt những nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Bạn có thể hình dung rõ hơn qua những hình ảnh được chúng tôi cung cấp ngay dưới đây.

Hình ảnh bệnh trĩ
Bệnh trĩ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống

Cách nhận biết hình ảnh bệnh trĩ qua từng cấp độ

Bệnh trĩ thực chất là sự phồng lên của các mô xung quanh hậu môn, bình thường các mô này làm nhiệm vụ tống đẩy phân ra bên ngoài nhưng sự sưng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là bệnh trĩ. Bệnh trĩ được chia thành rất ba loại cơ bản, đó là bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ hỗn hợp. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết thông tin cũng như hình ảnh về từng loại bệnh trĩ ngay bên dưới đây.

Hình ảnh bệnh trĩ
Người bệnh thường có cảm giác đau rát khi bị bệnh trĩ

Hình ảnh bệnh trĩ nội

Đây là một trong số những loại bệnh trĩ mà chúng ta thường hay mắc phải. Búi trĩ được hình thành phía trên đường lược. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà các búi trĩ có thể tự có được vào bên trong hậu môn được hay không. Cụ thể như sau:

Hình ảnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội phát triển qua 4 giai đoạn

# Bệnh trĩ nội độ 1

Lúc này búi trĩ chỉ mới bắt đầu hình thành nên búi trĩ còn rất nhỏ và nằm sâu trong ống hậu môn. Theo nhiều chuyên gia thì để nhìn thấy búi trĩ cần phải dùng phương pháp nội soi.

# Bệnh trĩ nội độ 2

Lúc này búi trĩ đã có dấu hiệu to hơn so với giai đoạn 1 và có xu hướng lòi ra bên ngoài khi đi đại tiện. Nhưng điểm đặc biệt là búi trĩ lòi ra nhưng có xu hướng tự co lại được.

# Bệnh trĩ nội độ 3 

Do búi trĩ đã lớn nên khả năng tự co lại được rất khó. Muốn búi trĩ co lên thì cần phải dùng tay đẩy nhưng thường rất khó khăn và gây đau rát.

hình ảnh trĩ nội
Càng về sau thì những dấu hiệu trĩ nội sẽ càng nặng

# Bệnh trĩ nội độ 4

Lúc này búi trĩ đã quá lớn và nằm hẳn bên ngoài hậu môn và không thể đẩy vào trong ngay cả khi tác đông lực.

⇒ Những dấu hiệu của bệnh trĩ nội càng tăng dần về mức độ. Không chỉ có hiện tượng lòi búi trĩ mà còn kèm theo đó là chảy máu hậu môn, ngứa rát, đồng thời dịch nhầy xuất hiện nhiều có thể gây hôi và viêm nhiễm hậu môn.

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại

Một dạng khác của bệnh trĩ là bệnh trĩ ngoại. Những dấu hiệu bệnh trĩ xuất hiện ở trường hợp này là do sự phình to và căng giãn quá mức các tĩnh mạch ở rìa hậu môn và phần da ở các nếp nhăn bị viêm nhiễm. Điều này thường cho người bệnh cảm giác đau rát khi ngồi xuống.

Bệnh cũng được chia thành 4 cấp độ khác nhau với những hình ảnh như sau:

# Hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 1

Bệnh chỉ ở dấu hiệu ban đầu, búi trĩ bằng đầu xuất hiện với kích thước nhỏ trên bề mặt hậu môn gây sưng đỏ, nóng rát và khó chịu.

# Hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 2

Búi trĩ phát triển lớn hơn trở thành những đường ngoằn ngoèo ở phía sau hậu môn.

Hình ảnh trĩ ngoại
Trĩ ngoại càng về sau thì búi trĩ càng lớn

# Hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 3 

Búi trĩ dần lớn lên kèm theo đó là dịch hậu môn làm cho vùng hậu môn luôn trong trạng thái ẩm ướt và rất dễ bị viêm nhiễm.

# Hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 4

Búi trĩ lớn dần bên ngoài hậu môn và gây khó khăn cho việc đại tiện.

Hình ảnh trĩ ngoại
Hình ảnh phản ánh chân thực về bệnh trĩ ngoại

Hình ảnh bệnh trĩ hỗn hợp

So với việc điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại thì bệnh trĩ hỗn hợp phức tạp hơn nhiều do lúc này cả hai loại trĩ xuất hiện cùng một lúc. Lúc này hậu môn thường hay ẩm ướt, đau nhức, kèm theo đó là đại tiện ra máu, búi trĩ sa ra ngoài và gây đau nhức vùng hậu môn.

Hình ảnh trĩ hỗn hợp
Bệnh trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại

Bệnh trĩ hỗn hợp cũng chia thành 4 giai đoạn với các biểu hiện như sau:

  • Độ 1: búi trĩ còn rất nhỏ nên khó nhìn thấy chủ yếu là hiện tượng chảy máu hậu môn
  • Độ 2: có dấu hiệu sa búi trĩ nội khi đại tiện nhưng có thể tự thụt vào trong.
  • Độ 3: búi trĩ nội to hơn và phải dùng tay mới có thể đẩy thụt vào trong. Lúc này trĩ nội sẽ kết hợp với trĩ ngoại để tạo trĩ hỗn hợp.
  • Độ 4: búi trĩ nội nằm ngoài hậu môn do to quá nên không thể tự thụt vào trong. Kèm theo đó là các búi trĩ ngoại cũng tăng dần về kích thước. Điều này tạo sự kết hợp giữa hai loại trĩ và dễ gây hoại tử hậu môn.

Hình ảnh phẫu thuật khi bị trĩ

Việc điều trị bệnh trĩ có nhiều cách khác nhau, nhưng nếu việc dùng thuốc không có tác dụng tốt và các biểu hiện bệnh ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật nhưng bạn có thể tham khảo các phương pháp sau:

điều trị bệnh trĩ
Có nhiều phương pháp phẫu thuật khi mắc bệnh trĩ được áp dụng

# Phẫu thuật thắt búi trĩ bằng dây thun

Cách này được dùng nhằm ngăn chặn máu chảy đến các bũi trĩ từ đó các búi trĩ sẽ tự teo lại và hoại tử.

Hình ảnh bệnh trĩ (Thắt búi trĩ bằng dây thun)
Hình ảnh bệnh trĩ (Thắt búi trĩ bằng dây thun)

Để thực hiện điều này các bác sĩ sẽ làm ấm và bôi trơn một ống nội soi rồi đưa vào hậu môn. Tiếp đó là dùng dụng cụ kẹp chặt làm vòng cao su siết vào đáy của búi trĩ làm nó bị teo lại

# Phẫu thuật theo phương pháp Longo 

Với phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng máy khâu vòng để cắt khoanh niêm mạc trên đường vòng rồi khâu vòng bằng máy bấm. Cách này nhằm mục đích giảm lưu lượng máu đến đám rối tĩnh mạch để giảm thể tích trĩ và treo đệm hậu môn vào ống hậu môn.

Hình ảnh phẫu thuật trĩ bằng longo
Phương pháp phẫu thuật Longo có rất nhiều ưu điểm

# Phương pháp khâu động mạch trĩ dưới sự hướng dẫn của siêu âm Doppler

Với cách này thì bác sĩ sẽ dùng máy dò siêu âm Dooper gắn vào ống soi hậu môn rồi dò tìm 6 động mạch. Sau đó bác sĩ sẽ khâu cột cách động mạch ở vị trí trên đường lược khoảng 2 cm. Cách này giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, nhờ đó mà búi trĩ teo dần và hoại tử.

Nên làm gì khi phát hiện mình bị trĩ?

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh rất phổ biến hiện nay, một phần cũng là do thói quen ăn uống và sinh hoạt kém khoa học của chúng ta. Chính vì vậy mà khi mắc bệnh, bạn không nên cảm thấy quá lo lắng mà hãy thực hiện theo những điều mà chúng tôi hướng dẫn ngay dưới đây:

phòng tránh bệnh trĩ
Khi bị bệnh trĩ nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi
  • Đừng ngại ngùng mà hãy đển ngay các trung tâm y tế để được kiểm tra và chẩn đoán tình trạng bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ ra hướng đi hiệu quả cho việc điều trị. Bệnh càng để lâu sẽ càng nặng và việc điều trị sẽ càng gặp khó khăn hơn. Ngoài việc sử dụng thuốc còn có nhiều phương pháp phẫu thuật giúp người bệnh thoát khỏi bệnh trĩ mà không để lại bất kì biến chứng nào, chẳng hạn như: phương pháp Longo, thắt dây búi trĩ…
  • Thay đổi chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Cụ thể nên ăn nhiều rau xanh hoa quả tươi và uống nhiều nước tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Đồng thời nên hạn chế dùng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích không có lợi cho hệ tiêu hóa và làm cho bệnh trĩ ngày càng trầm trọng hơn.
  • Vệ sinh hậu môn thường xuyên để phòng chống viêm nhiễm đồng thời tập đi vệ sinh đúng giờ để tránh dồn phân, hạn chế tình trạng táo bón.
  • Sắp xếp công việc hợp lý để tránh áp lực căng thẳng. Đồng thời hạn chế ngồi nhiều đứng lâu có thể gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch trĩ.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng cường hoạt động của nhu động ruột giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Chúng tôi đã tổng hợp và gửi đến cho bạn đọc những hình ảnh bệnh trĩ được ghi lại một cách chân thật và sinh động nhất. Những hình ảnh này có lẽ đã cho bạn thấy được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Vì vậy khi không may mắc bệnh hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cách chữa bệnh hiệu quả nhất.

Người bệnh nên tham khảo thêm: Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý từ dân gian hiệu quả

Đánh giá bài viết
Ẩn

Bình luận

Nhận biết hình ảnh bệnh trĩ hỗn hợp, nội, ngoại ngay khi bị bệnh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.