Xin hỏi trẻ táo bón lâu ngày phải làm thế nào?

Nhiều người thắc mắc không biết liệu trẻ táo bón lâu ngày phải làm thế nào? Điều này rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của bé vì nếu táo bón quá lâu sẽ khó chữa và dễ chuyển sang những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. 

trẻ bị táo bón lâu ngày
Nhiều cha mẹ lo lắng khi bé bị táo bón lâu ngày

Xin hỏi trẻ táo bón lâu ngày phải làm thế nào? Bé nhà tôi năm nay 3 tuổi, cách đây khoảng 2 tuần tôi tình cờ phát hiện bé nhà mình có triệu chứng táo bón. Không biết bé mắc táo bón từ khi nào nữa, phần do công việc quá bận rộn phải thuê người chăm sóc, phần do bé đi nhà trẻ. Bé lười uống nước nên cho ép uống nước nhiều hơn nhưng tình trạng phân rắn chắc, ít đại tiện vẫn tiếp diễn. Vậy giờ tôi phải làm sao để chữa táo bón hiệu quả nhất? Tôi rất lo lắng, Mong sớm nhận được phản hồi!” (Thanh Nga, 37 tuổi – Thanh Hóa)

     [ Giải đáp thắc mắc] 

Nhiều bậc phụ huynh cũng có chung nỗi lo lắng như chị, quý bạn đọc đừng quá lo lắng vì tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục được. Chúng tôi xin cung cấp một số thông tin để các bậc cha mẹ có thể hiểu hơn về căn bệnh này để từ đó có cách xử lý phù hợp khi bé bị táo bón lâu ngày như sau.

Tìm hiểu nguyên nhân gây táo bón

Táo bón có thể gặp phải ở trẻ em và người lớn. Về cơ bản, nguyên nhân táo bón ở 2 đối tượng này là giống nhau. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý đối với trẻ nhỏ, lý do khiến trẻ táo bón gặp nhiều nhất do:

  •  Chế độ ăn uống: Uống ít nước, cơ thể thiếu hụt chất xơ khiến phân ở tình trạng rắn chắc, kích thước nhỏ và việc đại tiện trở nên khó khăn hơn. Với trẻ sơ sinh: thiếu chất dinh dưỡng, bú sữa mẹ ít, ăn dặm thiếu chất xơ, mẹ bị táo bón,… cũng có thể gây táo bón cho trẻ.
  • Tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa: Phình to đại tràng (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) là dị tật bẩm sinh. Khi mắc các bệnh này trẻ thường bị táo bón rất sớm.
  • Bị bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn: Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bị táo bón có thể gây trĩ, nứt kẽ hậu môn và ngược lại, chúng ảnh hưởng đến tâm lý đại tiện, nhịn đi ngoài có thể gây táo bón.
  • Ngoài ra, việc dùng một số loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài, nhịn đi tiêu,… cũng có thể khiến trẻ bị táo bón. Nguyên nhân này xuất phát từ thói quen dùng thuốc bừa bãi mà không có chỉ định của bác sĩ.

Tình trạng táo bón kéo dài thường làm cho trẻ vô cùng mệt mỏi, khó chịu, lười ăn uống… Tình trạng này kéo dài làm cho cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ sụt cân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ.

Cách điều trị trẻ táo bón lâu ngày hiệu quả

trị táo bón lâu ngày
Cung cấp chất xơ là cách trị táo bón cho bé hiệu quả không nên bỏ qua

Trẻ bị táo bón lâu ngày thường giảm số lần đại tiện (dưới 3 lần/tuần), phân vón cục và rắn chắc, phải dùng sức rặn lúc này; hoặc có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, nôn trớ, còi cọc,… cũng là triệu chứng bệnh táo bón. Nhiều trẻ còn quá nhỏ để nói lên những khó chịu, bất thường trong cơ thể, nên cha mẹ phải quan tâm quan sát

Với trường hợp bé nhà bạn, bị táo bón nhưng chữa trị không khỏi có thể do cách điều trị không đúng. Ngoài việc bổ sung nước nhiều hơn, bạn cũng cần:

  • Bổ sung nhiều chất xơ vào thực đơn hàng ngày bằng việc tăng rau củ quả giàu chất xơ vào bữa ăn. Cho trẻ ăn thêm các thực phẩm có tính nhuận tràng như: khoai lang, mồng tơi, rau khoai, rau đay,… Cách này không những giúp làm mềm phân, hỗ trợ tống đẩy ra ngoài mà còn giúp cung cấp những dưỡng chất, vitamin hỗ trợ sự phát triển của bé.
  • Thường xuyên cho bé uống nước để tăng cường quá trình trao đổi chất, hỗ trợ làm mềm phân, giúp việc đưa phân ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài việc dùng nước lọc thì cũng có thể dùng thêm nước ép, sinh tố để bổ sung các dưỡng chất cần thiết.
  • Tập cho bé thói quen đại tiện mỗi ngày theo giờ quy định để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Hạn chế tình trạng nhịn đại tiện, vừa đi vệ sinh vừa xem điện thoại… không những gây táo bón mà còn dễ bị trĩ.
  • Sử dụng một số loại thuốc thụt tháo, thuốc nhuận tràng nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ,… Trong quá trình sử dụng nếu có bất cứ phản ứng bất thường nào cũng nên liên hệ với bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.

Qua những gì được chia sẻ chắc hẳn bạn đọc đã biết dược nên làm gì khi bé bị táo bón lâu ngày. Nếu áp dụng theo các hướng chúng tôi giới thiệu mà bệnh vẫn không khỏi thì nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn các biện pháp hữu hiệu hơn. Chúc bé nhanh chóng khỏe lại.

BTV An Nhiên

Bạn đọc nên tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
Ẩn Bác sĩ Chuyên khoa I Vi Văn Thái

CHUYÊN GIA đưa giải pháp điều trị KHỎI NGAY BỆNH TRĨ bạn nên biết

Xem ngay

Bình luận

Xin hỏi trẻ táo bón lâu ngày phải làm thế nào?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.