Triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Xuất hiện các vết rách dọc theo vùng da của ống hậu môn, trẻ thường nhịn đi cầu, có máu tươi bên ngoài phân, bé khóc hoặc tỏ vẻ khó chịu khi đi tiêu là những triệu chứng nứt kẽ hậu môn ở trẻ mà các bậc cha mẹ cần biết.

Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng các nếp gấp ở hậu môn xuất hiện một vết nứt nhỏ gây đau rát, khó chịu. Bệnh không chỉ gây đau nhức cho trẻ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Việc nhận biết được những triệu chứng của nứt kẽ hậu môn và biết cách phòng ngừa bệnh sẽ giúp hạn chế xảy ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

4 Triệu chứng nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ thường do một số nguyên nhân như: Táo bón lâu ngày, chế độ sinh hoạt không khoa học, vệ sinh hậu môn không sạch sẽ. Khi bị nứt kẽ hậu môn trẻ thường có những triệu chứng cơ bản mà các bậc phụ huynh cần nắm rõ như:

– Xuất hiện vết nứt ở hậu môn: Triệu chứng cơ bản nhất của nứt kẽ hậu môn ở trẻ đó là có vết rách dọc theo vùng da của ống hậu môn. Các vết nứt khiến trẻ đau đớn và mệt mỏi, khó chịu.

Triệu chứng nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Nứt kẽ hậu môn thường khiến trẻ đau nhức, quấy khóc

– Trẻ khóc khi đi đại tiện: Bé khóc hoặc tỏ vẻ khó chịu khi đi đại tiện là do phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, điều này làm căng hậu môn gây đau, đặc biệt là đối với những trẻ bị táo bón sẽ khiến các cơn đau mạnh hơn.

– Đại tiện ra máu: Đại tiện ra máu cũng là một trong những triệu chứng nứt kẽ hậu môn ở trẻ. Các mẹ có thể phát hiện thấy máu dính trên phân, trên giấy lau chùi vệ sinh hoặc trên ta. Lượng máu xuất hiện nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng nhẹ của trẻ. Thông thường, trẻ đi cầu ra máu thường khiến các phụ huynh nhầm lẫn là bị táo bón hoặc các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa thông thường.

– Trẻ nhịn đi cầu vì sợ đau: Thông thường, khi bị nứt kẽ hậu môn thường khiến bé đau nhức khó chịu. Vì vậy, đối với những trẻ lớn tuổi hơn thường có tâm lý sợ đau nên nhịn đại tiện. Điều này kéo dài có thể gây táo bón, khiến các triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn nặng hơn và thậm chí có thể mắc các chứng bệnh khác về đường hậu môn – trực tràng.

Nếu phát hiện ra trẻ có những triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn hoặc không biết chính xác là căn bệnh gì, bạn cần đưa trẻ đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đồng thời, các bậc cha mẹ cần phối hợp thực hiện điều trị bệnh cho trẻ theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra, tuyệt đối không được thêm bớt hoặc dừng thuốc giữa chừng trong quá trình chữa trị cho trẻ để tránh bệnh tiến triển xấu hơn.

Cách phòng ngừa nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Nứt kẽ hậu môn không chỉ gây đau nhức, khó chịu cho trẻ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý của trẻ. Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này, các bậc cha mẹ cần hỗ trợ giúp trẻ thực hiện tốt những điều cơ bản sau để phòng ngừa bệnh tích cực.

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Bổ sung đầy đủ chất xơ phòng ngừa nứt kẽ hậu môn ở trẻ

+ Các mẹ nên vệ sinh hậu môn cho trẻ sạch sẽ, đúng cách bằng cách rửa nước ấm cho trẻ sau mỗi lần đi vệ sinh, không nên lau quá mạnh để tránh tổn thương hậu môn.

+ Mặc quần áo thông thoáng cho trẻ, hạn chế mặc bỉm cho bé nếu bé ở nhà thường xuyên. Vì mang bỉm thường khiến vùng hậu môn của bé ẩm ướt, vi khuẩn dễ xâm nhập và tấn công gây bệnh.

+ Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là cho trẻ ăn nhiều chất xơ như rau củ quả tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt. Vì những thực phẩm này sẽ giúp nhuận tràng, hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tránh táo bón gây bệnh nứt kẽ hậu môn.

+ Các mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm có tính nóng hoặc các loại nước ngọt có ga. Vì những thực phẩm này thường khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn gây táo bón, mà táo bón là một trong những nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn.

+ Nên cho trẻ uống nhiều nước để giúp thanh lọc cơ thể, đồng thời giúp mềm phân để trẻ đi cầu dễ dàng hơn.

+ Tránh để trẻ đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ, nên hướng dẫn và giúp trẻ vận động, tập các bài thể dục nhẹ nhàng tại nhà.

+ Các bậc cha mẹ cũng nên tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh, đi đại tiện đúng giờ để tránh bị táo bón.

Trên đây là một số chia sẻ về triệu chứng nứt kẽ hậu môn và cách phòng ngừa nứt  kẽ hậu môn hiệu quả ở trẻ. Các mẹ có thể tham khảo để hiểu rõ hơn từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tốt nhất cho trẻ. Chúc bé luôn khỏe mạnh!

♣ Có thể bạn đang muốn biết:

Đánh giá bài viết
Ẩn

CHUYÊN GIA đưa giải pháp điều trị KHỎI NGAY BỆNH TRĨ bạn nên biết

Xem ngay

Bình luận

Triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.