Nguyên nhân đi cầu ra máu tươi và cách phòng từ bên trong

Đi cầu ra máu tươi đôi khi chỉ là triệu chứng của bệnh táo bón thông thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải các chứng bệnh vô cùng nguy hiểm thuộc về đường hậu môn – trực tràng. Việc hiểu rõ nguyên nhân đi cầu ra máu tươi sẽ giúp quá trình điều trị cũng như phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, chỉ với một hiện tượng đi cầu ra máu tươi thì rất khó xác định chính xác mà bạn đang mắc phải. Tuy nhiên, triệu chứng này không thể xem thường và có thể do các nguyên nhân sau gây nên:

1. Táo bón khiến bạn đi cầu ra máu

Một trong những nguyên nhân đi cầu ra máu tươi được kể đến đầu tiên đó chính là táo bón. Táo bón đi cầu ra máu là tình trạng bất thường của hệ thống tiêu hóa, điều này gây khó khăn cho việc đại tiện, khó đi ngoài hoặc có thể không thể đi được mặc dù đang có nhu cầu. Khi lượng phân khô cứng trong ống hậu môn, khó di chuyển ra ngoài và người bệnh phải dùng sức rặn để đẩy phân ra ngoài. Lúc này dễ làm lớp niêm mạc tại đây bị tổn thương nghiêm trọng khi phân đi qua và gây nên tình trạng táo bón kèm theo chảy máu.

Nguyên nhân đi cầu ra máu tươi

Táo bón lâu ngày khiến bạn đi cầu ra máu và đau đớn khó chịu

Thường các tác nhân gây ra tình trạng táo bón có thể là do chế độ ăn uống không khoa học, ăn ít chất xơ, uống ít nước, thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhịn đi đại tiện, lạm dụng thuốc tây trị bệnh hoặc táo bón dễ xảy ra với phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

2. Viêm loét đại trực tràng gây đi cầu ra máu tươi

Theo cấu tạo đại trực tràng là một phần của ống tiêu hóa có chức năng chứa phân và nằm trước hậu môn. Do đó, khi bị viêm loét đại trực tràng người bệnh sẽ thấy có hiện tượng máu tươi chảy ra khi đại tiện. Ngoài triệu chứng đi cầu ra máu tươi, người bệnh còn kèm theo các dấu hiệu như ra dịch nhầy, tiêu chảy, đau bụng, sốt, mệt mỏi, số lần đại tiện cao hơn 6 lần/ ngày.

Đi ngoài ra máu tươi do viêm loét đại trực tràng có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe như: Thủng đại tràng, sốc do nhiễm độc, thiếu máu, xuất huyết, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

3. Đi ngoài ra máu tươi – Dấu hiệu bệnh trĩ

Nguyên nhân đi cầu ra máu tươi phổ biến nhất sau chứng táo bón đó chính là bệnh trĩ. Đây là căn bệnh rất phổ biến, đứng đầu trong các bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn – trực tràng với tỷ lệ người mắc trung bình ở Việt Nam là 30 – 50%.

Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì?

Đi cầu ra máu tươi có thể là dấu hiệu bệnh trĩ nguy hiểm

Khi bị bệnh trĩ, người bệnh thường phát hiện ra máu tươi có lẫn ở trong phân hoặc chảy thành từng giọt, thành tia hoặc dính trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện. Ngoài đi cầu ra máu tươi, bệnh nhân mắc bệnh trĩ còn kèm theo các triệu chứng cụ thể khác như: Dịch nhầy tràn ra ngoài hậu môn, đau nhức hậu môn, dị vật ở hậu môn lòi ra ngoài, sa búi trĩ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống người bệnh.

4. Nứt kẽ hậu môn gây chảy máu

Bệnh nhân mắc chứng táo bón sẽ cố rặn khi đi vệ sinh, điều này làm cho ống hậu môn bị sưng, phù nề và đôi khi bị nứt ống hậu môn. Do đó, triệu chứng đi ngoài ra máu tươi có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh nứt kẽ hậu môn nguy hiểm. Khi đi ngoài, máu có thể nhỏ thành giọt hoặc chảy thành tia, kèm theo đó là triệu chứng đau rát dữ dội, ngứa ngáy vùng hậu môn, đau lưng, mệt mỏi, khó chịu.

5. Bệnh Polyp hậu môn

Đi ngoài ra máu tươi có thể là triệu chứng và dấu hiệu của bệnh polyp hậu môn. Căn bệnh này được hiểu đơn giản là do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc hậu môn từ đó dẫn tới hình thành các khối u lồi hình elip hoặc hình tròn, có thể nằm cố định hoặc di chuyển bên trong hậu môn. Nếu polyp có cuống dài và ở gần ống hậu môn thì có thể sa ra ngoài và nhiều người thường bị nhầm lẫn với bệnh trĩ.

Nguyên nhân đi cầu ra máu tươi

Bệnh Polyp hậu môn khiến người bệnh đau đớn và đi cầu ra máu tươi

Nguyên nhân gây bệnh thường do chế độ ăn uống không khoa học, nghỉ ngơi không hợp lý, tổn thương ở hậu môn hoặc có thể do yếu tố di truyền. Chứng bệnh này có thể dẫn đến thiếu máu nặng, biến chứng thành ung thư nếu như không được chữa trị sớm.

6. Áp xe hậu môn – Nguyên nhân đi cầu ra máu tươi

Áp xe hậu môn cũng là bệnh lý ở hậu môn – trực tràng vô cùng nguy hiểm, hình thành ở các mô mềm xung quanh hậu môn. Sau một thời gian dài, các mô mềm này sẽ hình thành mủ, vỡ ra và gây đau đớn cho người bệnh. Khi đi đại tiện thường có máu trong phân.

Ngoài ra, bệnh nhân áp xe hậu môn còn có các triệu chứng điển hình như đau đớn, ngứa ngáy hậu môn, chảy dịch mủ mùi hôi tanh, táo bón, tiểu khó, cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, nóng sốt một cách bất thường.

7. Đi cầu ra máu có thể do ung thư trực tràng

Tình trạng đi cầu ra máu tươi hoặc máu đen lẫn trong phân, máu chảy thành giọt hoặc thành tia, kèm theo đó là toàn thân mệt mỏi, gầy yếu, số lần đại tiện tăng lên, xuất hiện táo bón. Đây đều là những dấu hiệu của bệnh ưng thư trực tràng vô cùng nguy hiểm.

Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì?

Ung thư trực tràng có thể gây chảy máu khi đi cầu 

Ung thư trực tràng là căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng con người. Tuy nhiên, nếu được phát hiện kịp vẫn có thể điều trị thành công bằng cách phẫu thuật cắt bỏ khối u, kèm theo xạ trị, hóa trị theo phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ.

8. Các bệnh đường tiêu hóa

Ngoài những bệnh liên quan đến hậu môn – trực tràng nói trên thì các bệnh về đường ruột và đường tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu tươi. Theo các bác sĩ, nếu máu có màu đen hoặc đỏ thẫm thì bộ phận chảy máu thường là đoạn trên của đường tiêu hóa. Nếu máu có màu đỏ thì thường là do đoạn dưới đường tiêu hóa bị chảy máu.

Một số bệnh đường tiêu hóa có thể gây chảy máu tươi khi đại tiện là ung thư đường ruột, viêm loét dạ dày, bệnh kiết lỵ.

Cách phòng tránh đi cầu ra máu tươi hiệu quả

Đi cầu ra máu tươi không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh mà còn có thể đe dọa tính mạng con người. Chính vì vậy, để phòng ngừa và hạn chế mắc các chứng bệnh nguy hiểm này mỗi chúng ta cần phải thực hiện tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt bằng các việc làm đơn giản sau:

Cách phòng tránh đi cầu ra máu tươi

Bổ sung nhiều chất xơ giúp hạn chế táo bón, đi cầu ra máu tươi

+ Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, uống nhiều nước. Đồng thời, hạn chế sử dụng rượu bia, ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.

+ Duy trì thói quen sinh hoạt bằng cách vận động thường xuyên, hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ. Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng thời gian.

+ Tập cho mình một thói quen đi đại tiện đúng giờ mỗi ngày, không nhịn đại tiện. Giữ cho cơ thể luôn thoải mái, vui vẻ, tránh stress, căng thẳng quá mức.

+ Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi lần đi vệ sinh. Tốt nhất bạn nên dùng nước ấm để vệ sinh hậu môn, sau đó lau khô bằng khăn mềm.

+ Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao bằng các bài tập nhẹ nhàng để giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa, tăng cường lưu thông máu, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.

Như vậy, có thể nói hiện tượng đi cầu ra máu tươi có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số căn bệnh nguy hiểm về đường hậu môn trực tràng hoặc hệ tiêu hóa. Do đó, khi thấy những dấu hiệu trên, người bệnh cần thăm khám sớm, tránh để lâu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

♣ Có thể bạn đang muốn biết:

Đánh giá bài viết
Ẩn Bác sĩ Chuyên khoa I Vi Văn Thái

CHUYÊN GIA đưa giải pháp điều trị KHỎI NGAY BỆNH TRĨ bạn nên biết

Xem ngay

Bình luận

Nguyên nhân đi cầu ra máu tươi và cách phòng từ bên trong

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.