Rất nhiều bạn thắc mắc là bệnh trĩ có lây không? Điều này ảnh hưởng đến tâm lý khi tiếp xúc với người bị bệnh và nhận thức của chúng ta về bệnh trĩ. Cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia để nắm được rõ ràng và chính xác nhất thông tin về vấn đề quan trọng này.
Thắc mắc của bạn đọc: “Cha của em bị bệnh trĩ cũng được mấy năm rồi. Gần đây em có dấu hiệu đi cầu ra máu nên cũng hơi sợ. Không biết bệnh trĩ có lây không ạ? Chuyên gia giải thích giúp em với. Cảm ơn chuyên gia.” (Bạn đọc giấu tên – Kiên Giang)
Trước hết cảm ơn sự tin tưởng của bạn khi gửi câu hỏi về cho chuyên trang. Về vấn đề bệnh trĩ có lây không, chúng tôi xin gửi đến bạn một vài thông tin hữu ích như sau.
Giải đáp: Bệnh trĩ có lây không?
Trước khi tìm hiểu căn bệnh này có lây không, chúng tôi sẽ giúp bệnh hiểu sơ qua về căn bệnh này. Cách hiểu đơn giản nhất thì bệnh xuất hiện do hiện tượng căng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Khi mắc bệnh, thường có các biểu hiện: chảy máu hậu môn, sa búi trĩ, đau rát hậu môn… Nếu không chữa sớm sẽ rất dễ phải đối mặt với các biến chứng: viêm nhiễm búi trĩ, nghẹt búi trĩ…
Nhiều người cho rằng bệnh trĩ có thể lây lan qua những người trong gia đình, qua tiếp xúc trực tiếp…. Nhưng đó là quan niệm sai lầm vì bệnh trĩ xuất hiện phần lớn do thói quen ăn uống và sinh hoạt của chúng ta, và hoàn toàn không thể lây lan cho người khác.
Việc nhiều người trong gia đình bị mắc trĩ cũng không phải là do yếu tố di truyền mà do thói quen ăn uống kém khoa học nên cùng mắc bệnh. Chính vì vậy chúng ta nên thay đổi suy nghĩ cho rằng bệnh có thể lây.
Những nguyên nhân gây bệnh trĩ thường gặp nhất
Bệnh trĩ không lây nhưng có rất nhiều người phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh, ngay cả trẻ nhỏ. Căn bệnh này thường xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân, cụ thể là:
- Chế độ ăn uống không hợp là là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm chúng ta dễ bị bệnh trĩ. Thói quen ăn uống thiếu chất xơ, ăn nhiều đồ ăn nóng, nhiều dầu mỡ, uống ít nước… dễ gây ra bệnh táo bón. Từ đó tạo cơ hội để bệnh trĩ xuất hiện. Việc ăn uống không đúng giờ, ăn quá khuya cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Thói quen nhịn đi đại tiện trong thời gian dài sẽ làm phân tồn đọng ở hậu môn. Lúc này đại tràng sẽ hút bớt nước ở phân và làm cho nó bị khô cứng, khó tống đẩy ra ngoài và bệnh táo bón – nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ xuất hiện.
- Những người thường xuyên phải ngồi nhiều đứng lâu: nhân viên văn phòng, lái xe, bán hàng… cũng có thể trở thành nạn nhân của bệnh. Đó là do ít vận động khiến cho việc lưu thông máu gặp nhiều khó khăn, cộng thêm gia tăng áp lực lên hậu môn khiến cho bệnh trĩ càng dễ xuất hiện.
- Bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa như: táo bón, kiết lị, rối loạn tiêu hóa… thường có thời gian đi vệ sinh dài, dễ tạo áp lực cho hậu môn và bệnh trĩ sẽ xuất hiện.
- Phụ nữ mang thai rất dễ bị bệnh trĩ vì khi cân nặng tăng lên sẽ gây chèn ép xương chậu, co giãn tính mạch hậu môn. Lúc này hoạt động co bóp của nhu động ruột không còn linh hoạt như trước. Chính vì vậy mà nhiều chị em rất đau đầu khi mình bị mắc bệnh trĩ trong thời kì mang thai.
Qua những gì được chia sẻ chắc chắn bạn không còn cảm thấy hoài nghi về vấn đề bệnh trĩ có lây không và cảm thấy tự tin hơn khi tiếp xúc với bệnh nhân bị trĩ. Tuy nhiên cũng cần phải áp dụng các biện pháp phòng tránh thường xuyên vì bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Người bệnh nên tham khảo thêm:
Bài được quan tâm
Suýt trầm cảm vì bị trĩ sau sinh, bà mẹ trẻ đã thoát khỏi nó như thế nào?
Bài thuốc thảo dược thiên nhiên chữa bệnh trĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Điểm 10 cho chất lượng và độ an toàn
Chuyên Gia TƯ VẤN Về Bệnh Trĩ & Giải Pháp Điều Trị Không Cần Phẫu Thuật
Tổng hợp các bài thuốc dân gian giúp loại bỏ bệnh trĩ tại nhà an toàn, hết đau đớn
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!