Bệnh trĩ là gì? Những thông tin nên biết

Ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Thế nhưng, ít ai biết được bệnh trĩ là gì, nguyên nhân gây bệnh ra sao từ đó đưa ra các biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời.

Hiện nay bệnh trĩ đang trở thành một căn bệnh có số bệnh nhân mắc phải ngày càng cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của chúng ta. Nhưng có nhiều người vẫn chưa nắm được rõ bệnh trĩ là gì? Điều này hết sức nguy hiểm vì nếu không phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc có những thông tin cần thiết nhất về căn bệnh này. Bạn hãy theo dõi thật kĩ vì những thông tin này rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân bạn cũng như người thân trong gia đình.

Bạn nên biết bệnh trĩ là gì?

1/ Khái niệm

Bệnh trĩ là một trong những bệnh về đường tiêu hóa. Đó là hiện tượng mà các tĩnh mạch trĩ bị giãn nở quá mức, hình thành các búi trĩ. Có thể xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài hậu môn.

2/ Nguyên nhân 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Cụ thể chúng ta thường mắc phải căng bệnh này do các lý do sau:

+ Uống nước ít: Nước rất quan trọng trong mọi hoạt động sống của cơ thể. Không uống đủ nước chẳng những làm cơ thể rối loạn mà còn gây ra các bệnh về tiêu hóa. Lúc đó sự co bóp của hậu môn cũng sẽ yếu dần hình thành nên bệnh trĩ.

Bệnh trĩ là gì
Ngồi đại tiện lâu cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ

+ Cung cấp không đủ chất xơ cho cơ thể: chất xơ cung cấp nước đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời hỗ trợ quá trình làm mềm phân. Nếu cung cấp ít sẽ dễ dẫn đến táo bón và mắc bệnh trĩ.

+ Ngồi nhiều đứng lâu: làm cho áp lực của cơ thể thường xuyên dồn xuống hậu môn trực tràng làm cho máu bị cản trở lưu thông, sẽ gây tắc nghẽn khiến các tĩnh mạch trĩ bị sưng phồng quá mức và gây bệnh trĩ.

+ Căng thẳng: khi bạn làm việc quá căng thẳng não sẽ tự tạo ra một chất gây áp lực lên toàn bộ cơ thể. Lúc đó hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng, sự co giãn cơ vùng hậu môn cũng bị giãn. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên rất dễ mắc bệnh trĩ.

+ Mang thai, sinh con: sẽ làm tăng áp lực lên vùng xương chậu, vùng hậu môn. Khi tĩnh mạch trĩ bị chèn ép quá mạnh rất dễ gây bệnh trĩ. Ngoài ra trong lúc sinh em bé chúng ta cũng cần một lực lớn để đưa em bé ra ngoài. Lúc này tình trạng bệnh càng nặng nề hơn.

+ Tuổi cao: cùng với sự lão hóa của cơ thể thì hoạt động tiêu hóa cũng yếu dần. Lúc này các cơ dọc theo ống hậu môn, cơ vòng dần bị suy giảm chức năng. Độ đàn hồi của cơ vòng kém khiến tĩnh mạch trĩ bị mất neo và trượt xuống hậu môn. Từ đó dần dần dẫn đến bệnh trĩ.

+ Táo bón tiêu chảy: việc đi vệ sinh liên tục dễ làm tĩnh mạch, thành ruột bị tổn thương gây áp lực lên vùng xương chậu, hậu môn.

3/ Triệu chứng 

Việc nắm được các triệu chứng giúp chúng ta phát hiện bệnh sớm và việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Thông thường người bị bệnh trĩ sẽ có những biểu hiện sau:

ra máu khi bị trĩ
Đi ngoài ra máu

+ Đau rát hậu môn: người bệnh có cảm giác đau rất sau khi đại tiện. Nhất là khi bị táo bón và tiêu chảy.

+ Đại tiện ra máu: càng để lâu bệnh càng nặng và máu sẽ càng ra nhiều.

+ Sa búi trĩ: bệnh càng nặng thì búi trĩ càng lòi ra khỏi hậu môn nhiều hơn và không thể tự co lên được nữa.

Ngoài ra còn có các triệu chứng: ngứa hậu môn, chảy dịch ở hậu môn…

Các hướng điều trị bệnh trĩ hiện nay

Khi có các biểu hiện bệnh chúng ta không được lơ là chủ quan, ngại ngần không điều trị. Chính vì thế mà nhiều bệnh nhân đến khám khi bệnh đã nặng và việc điều trị sẽ càng khó khăn hơn, tốn nhiều thời gian hơn. Hiện nay có nhiều cách chữa bệnh trĩ trong đó phải kể đến các biện pháp phổ biến như.

1/ Điều trị bằng tây y

* Dùng thuốc

Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng các loại thuốc phù hợp. Thông thường có thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đặt. Có tác dụng: hỗ trợ tĩnh mạch, kháng viêm, giảm phù nề, nhiễm trùng, giảm đau.

điều trị bệnh trĩ bằng thuốc tây
Thuốc tây chữa bệnh trĩ

Biện pháp này chỉ có tác dụng giảm đau chứ không có tác dụng điều trị tận gốc. Sử dụng lâu dài dễ ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và gan…

* Phẫu thuật

Là biện pháp điều trị trĩ hiện đại nhất hiện nay được chỉ định trong những trường hợp nặng, búi trĩ lòi ra qua nhiều làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Thông thường người bệnh sẽ được giới thiệu các phương pháp phẫu thuật: phương pháp Longo, cắt từng búi trĩ, cắt bằng laser… Tùy theo điều kiện và chỉ định của bác sĩ mà bệnh nhân sẽ tiến hành các phương pháp điều trị phù hợp.

phẫu thuật cắt trĩ

2/ Điều trị bằng dân gian

Từ lâu những bài thuốc dân gian luôn có vị trí quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Đặc biệt với bệnh trĩ thì càng có nhiều bài thuốc hay được ông bà ta lưu truyền từ xa xưa đến nay. Là một trong những phương pháp điều trị trĩ nội rất tốt, đặc biệt nếu kiên trì và sử dụng đúng cách, bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhất là ở giai đoạn đầu của bệnh. Hoàn toàn không gây tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài. Chúng tôi xin giới thiệu cho bạn hai cách hết sức đơn giản sau:

* Trị trĩ bằng nghệ 

Trong củ nghệ có hoạt chất curcumin đây là chất có khả năng kháng khuẩn kháng viêm rất hiệu quả. Vì vậy có thể tiêu diệt vi khuẩn đồng thời chữa lành những tổn thương do bệnh trĩ gây ra. Chúng ta có thể tiến hành như sau:

nghệ chữa bệnh trĩ

+ Lấy một củ nghệ tươi rửa sạch gọt vỏ rồi giã nhuyễn.

+ Lọc lấy nước cốt rồi lấy tăm bông thấm vào hậu môn, búi trĩ.

* Điều trị trĩ bằng rau diếp cá

Rau diếp cá cũng là nguyên liệu điều trị trĩ hết sức quen thuộc mà chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm. Nguyên liệu này có tính mát và có khả năng khử trùng cao nên điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả. Bạn nên thực hiện như sau:

rau diếp cá trị trĩ

+ Rau diếp cá rửa sạch bỏ vào nồi nước rồi nấu sôi lên.

+ Đun trong 15 phút rồi dùng

nước này để xông hậu môn. Chú ý lấy lá diếp cá chà xát lên vùng bị trĩ.

Với những cách làm từ dân gian bạn cần áp dụng thường xuyên và kiên trì thì mới có tác dụng. Vì cơ thể cần một thời gian để hấp thụ các chất từ các nguyên liệu và chữa lành bệnh trĩ.

Để hiểu rõ hơn về công dụng của rau diếp cá trong việc điều trị bệnh trĩ, mời bạn tham khảo quan cách chữa bệnh trĩ nội bằng rau diếp cá để hiểu hơn về tác dụng của loại rau này.

3/ Chế độ ăn khi mắc bệnh trĩ

Ngoài việc sử dụng các phương pháp điều trị thì chế độ ăn cũng hết sức quan trọng. Không những cung cấp chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe mà còn có tác động không nhỏ đến việc điều trị bệnh. Sau đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

+ Tăng cường uống nước để hỗ trợ quá trình trao đổi chất đồng thời tham gia làm mềm phân. Từ đó hạn chế được tình trạng táo bón dễ dẫn tới bệnh trĩ.

ăn nhiều chất xơ khi bị trĩ

+ Bổ sung chất xơ trong bữa ăn hàng ngày giúp dễ tiêu hóa, trữ nước và làm phân dễ di chuyển hơn.

+ Sử dụng những loại thực phẩm nhuận tràng hiệu quả: rau lang, mồng tơi, chuối, thực phẩm giàu magie phòng chống táo bón.

+ Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ làm dạ dày hoạt động khó khăn hơn.

+ Tránh dùng rượu bia và các chất kích thích không tốt các hoạt động của cơ thể. Trong đó có hoạt động tiêu hóa.

Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đã cơ bản biết được bệnh trĩ là gì? Từ đó có cách phòng chống cũng như điều trị hiệu quả nhất.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
Ẩn

Bình luận

Bệnh trĩ là gì? Những thông tin nên biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.