Bệnh trĩ ngoại là gì ? Các giai đoạn của bệnh trĩ ngoại “Đừng nhầm lẫn”

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng trĩ xảy ra ở rìa hoặc ở phần da của nếp nhăn hậu môn. Đây là một trong những loại trĩ mà chúng ta thường gặp nhất. Nhưng không phải ai cũng biết được những thông tin cơ bản cũng như phân biệt loại bệnh trĩ này với các bệnh khác. Cùng nghe chia sẻ từ các chuyên gia để bảo vệ sức khỏe của bạn cũng như những người xung quanh tốt hơn. 

trĩ ngoại là gì
Không phải ai cũng có thể trả lời được câu hỏi bệnh trĩ ngoại là gì?

Cuộc sống ngày càng hiện đại thì chúng ta càng phải đối mặt với nhiều căn bệnh, trong đó bệnh trĩ là một trong số những bệnh mà chúng ta thường gặp phải do thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Bệnh trĩ thường được phân thành ba loại là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó bệnh trĩ ngoại là một trong số những loại bệnh trĩ có số bệnh nhân mắc phải nhiều nhất. Vậy bệnh trĩ ngoại là gì? Hãy đọc hết những thông tin được giới thiệu dưới đây để hiểu hơn về căn bệnh này.

Nội dung bài viết bao gồm:

Bệnh trĩ ngoại là gì ?

Do có nhiều loại bệnh trĩ khác nhau nên chúng ta cần phải phân biệt rõ để dễ dàng tìm được biện pháp điều trị bệnh triệt để nhất. Cách đơn giản nhất để bạn hình dung về bệnh trĩ ngoại là sự phình to hoặc căng giãn quá mức của các tĩnh mạch ở rìa hậu môn hoặc là sự viêm nhiễm của phần da ở nếp nhăn hậu môn. Khi mắc bệnh này người bệnh sẽ cảm thấy đau rát khi vận động hoặc khi đứng lên ngồi xuống do trong búi trĩ ngoại chứa các dây thần kinh cảm giác. Điều này gây ra nhiều bất tiện trong vận động sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt do búi trĩ nằm bên ngoài nên khả năng bị viêm nhiễm nặng ngay từ khi bệnh mới hình thành cũng sẽ cao hơn so với các loại trĩ khác.

Vì sao mắc bệnh trĩ ngoại ?

Không phải ngẫu nhiên mà hàng ngày số bệnh nhân đến các bệnh viện để khám trĩ ngoại lại nhiều đến như vậy. Đó là do rất nhiều nguyên nhân mà phần lớn đều xuất phát từ thói quen sinh hoạt kém khoa học. Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích thật kĩ về những nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại thường gặp nhất, đó là:

  • Bệnh táo bón kéo dài và không được điều trị dứt điểm là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại mà chúng ta không thể bỏ qua. Do khi bị táo bón việc đi ngoài trở nên khó khăn nên phải dùng sức để đẩy phân ra ngoài. Điều này sẽ làm cho các tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn và phình ra nhất là các tĩnh mạch ngoài rìa hậu môn, lâu dần sẽ hình thành các búi trĩ.
Nguyên nhân trĩ ngoại
Thức ăn cay nóng là nguyên nhân gây trĩ ngoại thường gặp
  • Ăn uống thiếu khoa học: ăn không đúng giờ giấc, thường xuyên ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, ít uống nước… là những nguyên nhân làm cho việc tiêu hóa gặp nhiều khó khăn. Điều này dễ dẫn đến hình thành bệnh táo bón là con đường ngắn nhất để dẫn đến bệnh trĩ.
  • Tính chất công việc hoặc thói quen hàng ngày hay ngồi nhiều đứng lâu và ít khi vận động cũng rất dễ làm bệnh trĩ ngoại ghé thăm. Vì lúc này máu sẽ khó lưu thông hơn, đồng thời hậu môn chịu nhiều áp lực từ trọng lượng của cơ thể nên rất dễ hình thành bệnh trĩ.
  • Mang thai cũng là một nguyên nhân khiến cho nhiều chị em phải đối mặt với nguy cơ bị trĩ ngoại. Vì lúc này tử cung sẽ lớn dần làm làm cho mạch máu cũng như tĩnh mạch ở hậu môn bị chèn ép. Lúc này việc lưu thông máu sẽ khó khăn khiến cho hệ thống tĩnh mạch xung quanh hậu môn sưng lên và gây ra bệnh trĩ.

Ngoài ra bệnh trĩ còn xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác như stress, căng thẳng… Chính vì vậy mà chúng ta cần phải điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày để hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại.

Các đối tượng dễ mắc bệnh trĩ ngoại

Theo bác sĩ Trần Hữu Chiến (Khoa Hậu môn trực tràng – Bệnh viện Y dược Tp.HCM): “Ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của bệnh trĩ do cách ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nhưng có một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Đó là: người làm công việc ít vận động, phụ nữ mang thai, người dùng rượu bia thuốc là và các chất kích thích…” Chúng ta sẽ cùng hiểu rõ hơn về việc tại sao các nhóm đối tượng này lại dễ bệnh qua những phân tích sau:

  • Người chuyên làm công việc văn phòng, ít vận động làm cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể đều kém linh hoạt trong đó có hoạt động của mạch máu ở hậu môn. Lúc nãy máu ở hậu môn sẽ khó lưu thông mà tập trung lại làm cho tĩnh mạch hậu môn phình ra, dễ gây ra bệnh trĩ.
  • Phụ nữ mang thai cũng là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh trĩ vì khi thai nhi lớn dần thì tử cung cũng phải phình to ra đè lên tĩnh mạch ở khoang chậu. Hơn nữa khi mang thai do sự tác động của hoocmon mà mạch máu ở xương chậu bị giãn cũng rất dễ gây ra bị trĩ. Cộng thêm cân nặng tăng lên nhanh chóng làm nhiều chị em lười vận động càng tăng thêm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
trĩ ngoại là gì
Phụ nữ mang thai rất dễ bị trĩ ngoại
  • Người thường xuyên dùng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ. Vì nếu sử dụng nhiều các thực phẩm này sẽ tác động lên niêm mạc trực tràng làm cho hậu môn bị xung huyết, làm cản trở máu quay lại tĩnh mạch làm cho bệnh trĩ ngày càng gia tăng. Không những vậy dùng nhiều nhóm thực phẩm này còn rất có hại cho sức khỏe và gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác.

Các giai đoạn bệnh trĩ ngoại và dấu hiệu nhận biết

Bệnh trĩ thông thường sẽ có những biểu hiện cụ thể như ngứa rát hậu môn, ra nhiều máu khi đại tiện… Nhưng với bệnh trĩ ngoại thì có các biểu hiện đặc trưng khác để phân biệt. Chúng ta có thể dễ dàng phát hiện các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại qua các dấu hiệu dễ dàng quan sát được bên ngoài hậu môn. Cụ thể đó là:

  • Dấu hiệu tụ máu: quan sát thấy búi trĩ có màu sẫm, tím, hơi cứng và đau. Dấu hiệu này có thể biến mất trong vòng vài ngày hoặc mưng mủ, lở loét do nhiễm trùng, viêm nhiễm.
  • Viêm nhiễm hậu môn: xuất hiện dấu hiệu ẩm ướt ngứa rát khi sờ vào có cảm giác sưng to, xung huyết.
  • Tĩnh mạch trĩ căng lên làm người bệnh có cảm giác côm vướng và khó chịu.
  • Sự tổn thương các mô liên kết dưới da làm cho lớp da ngoài hậu môn lồi lên, hơi mềm và có màu vàng.

Đồng thời tùy theo giai đoạn bệnh sẽ có các biểu hiện trĩ ngoại khác nhau thể hiện cho những tổn thương ngày càng nặng khi bệnh không được chữa trị hoặc chữa trị không đúng cách. Bệnh trĩ ngoại thường chia thành 4 giai đoạn với các biểu hiện như sau:

sự phát triển của trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại phát triển qua bốn giai đoạn với nhiều biểu hiện khác nhau
  • Giai đoạn 1: Lúc này bệnh trĩ ngoại chỉ mới ở mức độ nhẹ, búi trĩ chỉ mới xuất hiện nên còn rất nhỏ chỉ gây ra cảm giác hơi cộm ở vùng hậu môn. Ngoài ra, do dịch hậu môn tiết ra nên người bệnh luôn có cảm giác ẩm ướt cộng thêm vi khuẩn tấn công nên luôn có cảm giác ngứa và khó chịu. Ở giai đoạn này khi đi đại tiện cũng thấy xuất hiện máu nhưng không nhiều.
  • Giai đoạn 2: Các búi trĩ bắt đầu phát triển lớn dần tạo thành các vòng trĩ ngoằn ngoèo bên ngoài hậu môn. Lúc này lượng máu xuất hiện với mức độ nhiều hơn.
  • Giai đoạn 3: búi trĩ đã lớn dần và phát triển bên ngoài gây tắc hậu mộn. Do búi trĩ quá lớn nên việc đi đại tiện cũng sẽ khó khăn hơn, khi phân được đẩy ra ngoài sẽ làm cọ xát gây chảy máu và đau đớn cho bệnh nhân. Bắt đầu có những dấu hiệu lo lắng, bồn chồn, mệt mỏi do mất máu quá nhiều.
  • Giai đoạn 4: búi trĩ xuất hiện bên ngoài hậu môn cộng thêm cọ xát gây chảy máu là cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây ra tình trạng viêm nhiễm làm người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy và đau rát. Nếu không được kiểm soát sớm những biểu hiện sẽ ngày càng nặng, viêm nhiễm lan rộng sang các khu vực khác, thậm chí lan sang bộ phận sinh dục.

Từng giai đoạn, các biểu hiện trĩ ngoại sẽ thể hiện khác nhau vì vậy mà cách điều trị bệnh cũng sẽ khác nhau. Người bệnh cần phải xác định được bệnh đang mắc bệnh ở giai đoạn nào thì mới biết nên lựa chọn biện pháp điều trị như thế nào cho phù hợp và đạt được hiệu quả cao nhất.

Mắc bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Những dấu hiệu bệnh trĩ trong đó có trĩ ngoại làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Những diễn biến bệnh trĩ ngoại ban đầu còn âm thầm những càng về sau càng thể hiện rõ, từ bệnh trĩ cấp tính sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính khiến cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn. Nhưng quan trọng hơn nếu để lâu bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không
Những biểu hiện khi bị bệnh trĩ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở khu vực hậu môn
  • Mất máu: một trong những dấu hiệu của bệnh trĩ là chảy máu khi đi đại tiện. Ban đầu chỉ xuất hiện vài giọt nhưng càng về sau thì tăng dần và thành tia. Hiện tượng ra máu làm cho cơ thể mất máu dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu và gây ra các hiện tượng như chóng mặt, đau đầu… Nhiều trường hợp không can thiệp kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
  • Viêm nhiễm hậu môn: khác với bệnh trĩ nội ngay từ ban đầu các búi trĩ đã nằm bên ngoài hậu môn. Điều này dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập làm cho hậu môn bị viêm nhiễm ngày càng trầm trọng hơn. Thông thường tình trạng viêm nhiễm khi bị trĩ ngoại sẽ nặng hơn so với trĩ nội.
  • Nhiễm trùng máu là một trong số những biến chứng nguy hiểm nhất mà chúng ta có thể gặp phải. Khi búi trĩ phát triển quá lớn sẽ dẫn đến hiện tượng tắc mạch làm cho máu khó lưu thông. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm hậu môn bị hoại tử và dễ dẫn đến nhiễm trùng máu.
  • Bệnh phụ khoa và ảnh hưởng đến chất lượng quan hệ: do hậu môn rất gần với cơ quan sinh dục của nữ giới nên tình trạng viêm nhiễm dễ ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục. Đồng thời búi trĩ xuất hiện làm mất thẩm mỹ và khiến cho hứng thú khi quan hệ bị giảm xuống.

Căn bệnh này nguy hiểm hơn bạn nghĩ rất nhiều, bệnh càng nặng thì mức độ sẽ ngày càng nhiều hơn. Chính vì vậy mà các bác sĩ chuyên khoa luôn đưa ra lời khuyên người bệnh cần phải áp dụng các biện pháp chữa trị trĩ ngoại càng sớm càng tốt.

Xem ngay bài viết: Cách chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả theo từng giai đoạn

Bị bệnh trĩ ngoại nên làm gì?

Khi biết mình bị bệnh trĩ, bạn không nên quá lo lắng mà cần phải hết sức bình tĩnh để tìm ra biện pháp chữa trị bệnh. Theo nhiều bác sĩ tư vấn việc lo lắng sẽ làm ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt làm cho việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn hơn. Hiện nay bệnh trĩ ngoại có rất nhiều phương pháp, tùy theo tình trạng bệnh mà chúng ta sẽ có những phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Đó là những cách điều trị sau:

điều trị trĩ ngoại
Phẫu thuật là phương pháp chữa trĩ ngoại tối ưu nhất hiện nay
  • Dùng các bài thuốc dân gian từ nguyên liệu tự nhiên thường có khả năng tiêu viêm kháng khuẩn vừa điều trị được bệnh mà vừa an toàn cho sức khỏe. Với một số nguyên liệu như rau diếp cá, nghệ, cây thiên lý… đều có khả năng điều trị bệnh và được khá nhiều bệnh nhân áp dụng hiện nay. Vì khi bị trĩ ngoại các búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nên nếu sử dụng các loại thuốc đắp thì cần đảm bảo mức độ sạch sẽ của nguyên liệu, tránh tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra.  Nhưng chú ý là chỉ nên dùng đối với những trường hợp nhẹ, với các trường hợp nặng hơn thì các bài thuốc không phát huy được tác dụng.
  • Dùng thuốc Tây cũng là một cách khá hữu hiệu đang được áp dụng hiện nay. Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc phù hợp. Thông thường hay dùng thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đặt. Nhưng việc dùng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ những gì mà bác sĩ đã đưa ra, không được tự ý mua dùng, thay đổi liều lượng cũng như loại thuốc.
  • Phẫu thuật trĩ ngoại được áp dụng với các trường hợp búi trĩ quá to, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày đồng thời việc sử dụng thuốc không phát huy được hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật trĩ ngoại hiệu quả như: phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc, phẫu thuật PPH, phẫu thuật HCPT,… Muốn hiểu rõ hơn bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn nên dùng biện pháp nào. Đồng thời việc điều trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật cũng đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cùng với thiết bị hiện đại, chính vì vậy mà người bệnh nên tham khảo để đến các cơ sở uy tín để được điều trị tốt nhất.

Bạn nên tìm hiểu thêm về các biện pháp phẫu thuật qua bài viết: 5 phương pháp phẫu thuật trĩ tốt hiện nay

Lời khuyên của bác sĩ khi bị trĩ ngoại

Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị bệnh, theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Nguyên (Bệnh viện 175), bệnh nhân cũng cần phải lưu ý một vài điều như sau:

  • Thường xuyên đi khám để kiểm tra và kiểm soát tình trạng bệnh. Việc điều trị bệnh là một quá trình lâu dài nên người bệnh phải kiên trì và thực hiện theo những gì mà bác sĩ đã đưa ra về cách sử dụng thuốc. Nếu trong quá trình dùng thuốc có bất cứ phản ứng bất thường nào cũng cần phải liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp phù hợp.
chữa trĩ ngoại
Người bệnh cần thường xuyên đi khám bác sĩ trong suốt quá trình chữa trĩ ngoại
  • Tránh ngồi nhiều đứng lâu sẽ làm bệnh trĩ ngoại ngày một trầm trọng hơn. Nếu trong trường hợp bắt buộc thì cứ từ 1-2 tiếng nên đứng dậy đi lại để máu lưu thông tốt hơn. Đồng thời nên mặc quần áo thoải mái, tránh va quệt có thể dẫn đến rách búi trĩ, làm cho tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn.
  • Thường xuyên vệ sinh vùng hậu môn để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có thể xâm hại đến các búi trĩ ngoại. Trong lúc vệ sinh nên cẩn trọng, nhẹ nhàng để không làm tổn hại đến các búi trĩ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp đủ cho hoạt động của cơ thể nhưng cũng cần phải hỗ trợ tối đa việc điều trị bệnh. Người bệnh nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để cung cấp chất xơ, vitamin và các dưỡng chất cần thiết vừa giúp điều trị bệnh vừa phục hồi những tổn thương do bệnh trĩ ngoại gây ra. Ngoài ra không nên ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích vừa không có lợi cho hệ tiêu hóa vừa làm cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
  • Tập luyện thể dục thể thao để giúp tinh thần thoải mái, tăng cường hoạt động của nhu động ruột giúp cho việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn.

Hy vọng qua những thông tin được chúng tôi chia sẻ bạn đã hiểu được bệnh trĩ ngoại là gì từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn khi không may mắc phải căn bệnh này. Việc điều trị bệnh không khó nhưng nếu bạn chủ quan hoặc điều trị không đúng cách thì bệnh sẽ chuyển biến rất nhanh. Chính vì vậy khi có dấu hiệu bệnh bạn nên đến những cơ quan y tế uy tín để được kiểm tra và tư vấn cách điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Người bệnh nên tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
Ẩn

Bình luận

Bệnh trĩ ngoại là gì ? Các giai đoạn của bệnh trĩ ngoại “Đừng nhầm lẫn”

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.