Hiện tượng trẻ đi ngoài ra máu rất hay gặp và làm cho nhiều cha mẹ cảm thấy hoang mang lo lắng. Bạn nên biết được nguyên nhân của tình trạng này và cần phải làm gì để điều trị dứt điểm cho bé.
Thắc mắc bạn đọc: “Bác sĩ ơi giúp em với, bé nhà em mới vừa tròn hai tuổi và có đang có một số dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Chẳng là không hiểu sao thời gian gần đây bé hay có dấu hiệu đi ngoài ra máu. Có lẽ lúc đi cầu bé bị đau nên hay khóc, kèm theo đó là dấu hiệu mệt mỏi chán ăn. Em lo lắm, bác sĩ cho em vài lời khuyên với ạ” (Kim Minh – Tiền Giang)
Trước tiên chúng tôi xin bày tỏ sự cảm thông trước những sự lo lắng mà bạn đang gặp phải. Về tình trạng trẻ đi ngoài ra máu có rất nhiều nguyên nhân và chúng ta cần phải biết để có hướng điều trị phù hợp nhất cho trẻ. Chúng tôi xin thông tin đến bạn như sau:
Trẻ đi ngoài ra máu – dấu hiệu nhiều bệnh nguy hiểm
Khi trẻ đi ngoài ra máu chứng tỏ trong cơ thể có những dấu hiệu bất thường. Chúng ta cần phải xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này, từ đó có hướng đi đúng đắn hơn cho việc điều trị bệnh. Theo bác sĩ Trần Hữu Ánh (Bệnh viện Nhi đồng 1): “Hiện tượng đi cầu ra máu rất hay gặp ở trẻ và khá nguy hiểm nếu chúng ta không can thiệp sớm. Biểu hiện này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, chúng ta cần phải xác định được nguyên nhân thì mới có hướng đi hiệu quả trong điều trị bệnh.”
Khi có biểu hiện đi ngoài ra máu, trẻ có thể đang mắc phải một trong các bệnh sau:
# Bị lồng ruột
Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu mà chúng tôi muốn nhắc đến. Ngoài biểu hiện trên trẻ còn hay bị đau bụng từng cơn kèm theo triệu chứng nôn ói.
# Táo bón
Khi trẻ đi cầu ít hơn 3 lần mỗi tuần thì hay kèm theo triệu chứng ra máu khi đi đại tiện. Vì phân tích tụ lâu trong cơ thể sẽ bị đại tràng hút nước làm khô cứng khiến cho việc tống đẩy ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Phân cứng khi đẩy ra ngoài dễ làm tổn thương niêm mạc hậu môn gây ra hiện tượng chảy máu.
# Bệnh trĩ
Khi bệnh táo bón kéo dài thì nguy cơ bị bệnh trĩ sẽ rất cao, vì vậy khi đi đại tiện ra máu thì có thể trẻ đã bị bệnh trĩ. Tới giai đoạn này thì máu sẽ ra nhiều kèm theo hiện tượng lòi búi trĩ gây khó khăn cho việc đại tiện, sinh hoạt thường nhật của trẻ. Nhiều trẻ sợ hãi mỗi lần đi vệ sinh vì quá đau.
# Sốt thương hàn
Hiện tượng sốt kéo dài sẽ làm cho trẻ bị xuất huyết dường tiêu hóa. Ngoài biểu hiện đi cầu ra máu thì trẻ còn hay bị ói. Chúng ta có thể phân biệt được bệnh này với các bệnh khác khi máu có màu đen, hơi xám.
Như vậy trẻ bị đi ngoài ra máu không hề đơn giản mà là dấu hiệu của rất nhiều bệnh nguy hiểm. Chúng ta cần phải biết trẻ bị mắc bệnh gì để có hướng điều trị hiệu quả. Tuyệt đối không được chủ quan, chần chừ trong viêc chữa trị nếu trẻ có biểu hiện này.
Những điều nên làm khi trẻ bị đi ngoài ra máu
Hiện tượng trẻ bị đi ngoài ra máu nếu kéo dài sẽ gây mất máu và hàng loạt những biến chứng nguy hại đến sức khỏe. Chính vì vậy, chúng tôi xin thông tin đến bạn một vài lời khuyên như sau:
- Đưa trẻ đến ngay các cơ quan y tế để được các bác sĩ chẩn đoán và có hướng đi đúng đắn hơn cho việc điều trị. Tùy theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa trị. Cha mẹ cần tuân theo những gì mà bác sĩ đã hướng dẫn, nhất là trong việc sử dụng thuốc. Nếu có bất cứ phản ứng bất thường nào thì nên liên hệ ngay với bác sĩ. Đồng thời cần đi thăm khám thường xuyên để theo dõi diễn biến bệnh, để điều chỉnh trong trường hợp phác đồ điều trị chưa đáp ứng được nhu cầu điều trị.
- Tập cho trẻ đi vệ sinh vào một giờ cố định trong ngày, chú ý không cho trẻ làm việc khác để tránh việc ngồi quá lâu ảnh hưởng không tốt đến vùng hậu môn.
- Vệ sinh hậu môn thường xuyên để tránh tình trạng viêm nhiễm, có thể dùng thêm các loại thảo dược có công dụng diệt khuẩn khá tốt như: lá trà xanh, cây diếp cá, lá trầu không… để vệ sinh cho trẻ.
- Bổ sung dinh dưỡng thường xuyên cho trẻ để đảm bảo sự phát triển cũng như hỗ trợ quá trình chữa bệnh. Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung chất xơ cùng các chất dinh dưỡng giúp nhuận tràng, hạn chế táo bón. Có thể chia bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa trong ngày để dễ hấp thụ hơn. Món ăn nên được ninh nhừ, nấu nhuyễn để trẻ dễ ăn hơn.
Bạn đừng quá lo lắng khi trẻ đi ngoài ra máu vì chúng ta có thể khắc phục nếu điều trị sớm. Chính vì vậy hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra các hướng điều trị phù hợp. Chúc bạn nhanh chóng lành bệnh.
BTV An Nhiên
Bạn đọc nên tham khảo thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!